Thanh Hoá là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng chuyển tiếp giữa Bắc và

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 113)

Trung Kỳ, Thanh Hoá đợc xem là mảnh đất quý hơng của nhà Nguyễn. Thanh Hoá có đủ ba vùng miền núi, đồng bằng, trung du, hội tụ đủ những điều kiện tự nhiên để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.

Thanh Hoá là tỉnh đất rộng ngời đông, đồng ruộng phì nhiêu nhng ruộng đất lại phân phối không đều, có nơi bình quân nhân khẩu 5-7 sào, có nơi chỉ đợc 1 sào hoặc ít hơn. Đặc điểm các vùng lại khác nhau, vùng núi, vùng biển, vùng có nhiều ruộng công, vùng có nhiều nghề thủ công, sinh hoạt của nhân dân rất phức tạp.

Ngoài ruộng đất, Thanh Hoá còn có nhiều nguồn lợi lớn về lâm hải sản và một số nguồn lợi về khoáng sản. Do vậy khi thực dân Pháp xâm chiếm đã cấu kết với giai cấp phong kiến chiêu dân, cớp đất, lập đồn điền. Thanh Hoá là tỉnh nhiều đồn điền nhất Trung Kỳ với trên 30 đồn điền khoảng 27.700 ha-nguồn lợi thu đợc từ đồn điền cũng rất lớn.

Nhân dân Thanh Hoá có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. Dới ách thống trị của thực dân và phong kiến, ngời nông dân Thanh Hoá chịu chung tình cảnh của nông dân Việt Nam. Nông dân Thanh Hoá bị cớp đoạt ruộng đất, bị bóc lột bằng địa tô, bóc lột nhân công và bằng nợ lãi một cách nặng nề tàn nhẫn. Nông dân phải chịu cảnh thân phận tá điền với bao cơ cực bần hàn. Nông dân Thanh Hoá chiếm gần 90% dân số nhng chỉ chiếm gần 40% ruộng đất trong khi giai cấp địa chủ chiếm trên 3% dân số nhng có gần 30% ruộng đất nếu tính cả ruộng nhà Chung thì lên tới 50% so với tổng số ruộng đất địa phơng. Bên cạnh su thuế, nợ lãi, bọn thực dân và phong kiến còn lợi dụng Thiên chúa giáo mê hoặc và bóc lột nhân dân. Nông dân Thanh Hoá cũng nh nông dân cả nớc khao khát với độc lập dân tộc và làm chủ ruộng đất.

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 113)