và một số bài học kinh nghiệm 3.1 Kết quả quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở Thanh Hoá
3.3.1. Nắm vững mục tiêu kết hợp hai vấn đề dân tộc-dân chủ trong quá trìnhthực thi chính sách ruộng đất
Nớc ta là một nớc nông nghiệp lâu đời, vấn đề ruộng đất là vấn đề quan
trọng ở mọi thời kỳ. Từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phản đế và phản phong, trong đó nhiệm vụ phản đế đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ phản phong thực hiện ở mức độ nhất định phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Cách mạng Tháng Tám thành công nhờ tập hợp đợc đông đảo quần chúng đa số là nhân dân lao động-những ngời không có mảnh đất cắm dùi luôn ớc mơ đợc làm chủ ruộng đất, chính vì thế họ vô cùng thiết tha với độc lập dân tộc.
Khi nhiệm vụ dân tộc đã đợc giải quyết, Đảng ta chủ trơng tịch thu ruộng đất của địa chủ thực dân và địa chủ Việt gian chia cho dân cày, bớc đầu thực hiện khẩu hiệu "Ngời cày có ruộng". Thời gian hoà bình cha đợc bao lâu cả nớc ta lại bớc vào cuộc trờng kỳ kháng chiến, phải tập trung vào nhiệm vụ đánh giặc nên vấn đề ruộng đất cha thể thực hiện triệt để mà phải thực hiện từng bớc. Bớc đầu, chúng ta thực thi những chính sách dân chủ nhằm từng bớc thực hiện vấn đề ruộng đất nh: giảm tô, giảm tức, chia công điền cho nông dân. Đó chính là phơng pháp tập hợp lực lợng kháng chiến, phân hoá sâu sắc giai cấp phong kiến. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhất là những năm 1945-1949 trên phạm vi cả nớc cũng nh Thanh Hoá đã xem nhẹ nhiệm vụ phản phong, chỉ thiên vận động giai cấp địa chủ chứ không đấu tranh với địa chủ. Do vậy kết quả của thực hiện chính sách ruộng đất còn hạn chế, ảnh hởng không tốt đến nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc.
Đến năm 1953, cuộc kháng chiến chống Pháp đã đến giai đoạn quyết liệt. Trên khắp các chiến trờng, ta đẩy mạnh thế tiến công yêu cầu sức ngời sức của cho chiến trờng ngày càng lớn. Nông dân là lực lợng đông đảo giữ vai trò chủ chốt cho kháng chiến vẫn bị giai cấp địa chủ bóc lột. Để bồi dỡng sức dân, đẩy mạnh kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng ta chủ trơng triệt để giảm tô, thực hiện cải cách ruộng đất đánh đổ hoàn toàn giai cấp địa chủ.
Trong tình hình đó, quá trình giải quyết vấn đề ruộng đất ở Thanh Hoá vừa có những đặc điểm chung vừa có những nét riêng đặc thù. Ruộng đất ở Thanh Hoá bên cạnh diện tích đồng bằng cấy lúa tơng đối rộng lớn còn có hệ thống đồn điền của ngời Pháp và ngời Việt trồng cây công nghiệp. Địa bàn Thanh Hoá đất rộng ngời đông lại ở vùng tự do nông dân cũng chia thành nhiều vùng: miền núi, vùng công giáo, đồng bào thiểu số. Phong trào đấu tranh chống phong kiến diễn ra mạnh mẽ, bởi lẽ nông dân vừa phải chịu nhục mất nớc vừa phải chịu sự đè nén của địa chủ Việt-Pháp, vừa phải chịu áp lực của thần quyền. Vấn đề ruộng đất của nông dân trở nên hết sức bức thiết.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến trớc giảm tô, các chính sách dân chủ đ- ợc thực hiện ở Thanh Hoá làm cho giai cấp địa chủ suy yếu một phần quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị. Đến trớc cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ Thanh Hoá chỉ còn 35,3% ruộng đất, cải cách ruộng đất nhằm động viên nông dân đóng góp tài lực vật lực cho kháng chiến. Nhân dân Thanh Hoá đã đảm bảo 80% xe thồ, 80% lơng thực, 40% thực phẩm cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Điều đó nói lên rằng hiệu quả của chính sách ruộng đất ở Thanh Hoá hết sức to lớn- đó cũng là kết quả của việc kết hợp thực hiện nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Từ thực tế đó cho thấy, ta phải nhận thức đúng vị trí của vấn đề ruộng đất trong mối quan hệ với vấn đề dân tộc mà vận dụng linh hoạt trong tình hình cụ thể.
3.3.2. Phải xuất phát từ thực tế đất nớc và địa phơng để xác định đờng lối, chủtrơng và thi hành chính sách ruộng đất cho phù hợp