Ruộng đất và đời sống của nông dân

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 28 - 33)

Trớc Cách mạng tháng Tám, nông dân lao động ở Thanh Hoá chiếm 88,6% về hộ mà chỉ chiếm 54,1% về ruộng đất [66:57] riêng bần cố nông chiếm 60,4% về hộ mà chỉ chiếm có 19,1% về ruộng đất. Bình quân mỗi bần nông chỉ chiếm 1s05th, cố nông chiếm 0s07th, trung nông 3s6th. Theo số liệu điều tra của 39 xã thì tình hình chiếm hữu ruộng đất của nông dân trớc năm 1945 nh sau: Thành phần Tỷ lệ hộ(%) Tỷ lệ CHRĐ(%) Trung nông 28,2 35,0 Bần nông 41,6 16,9 Cố nông 18,8 2,2 Th.ph.khác 5,8 0,5

Biểu 2: Tình hình chiếm hữu ruộng đất của nông dân 39 xã trớc 1945

Qua biểu trên ta có thể hình dung về mức độ chiếm hữu của các bộ phận nông dân Thanh Hoá. Trung nông là tầng lớp đủ ruộng đất và phơng tiện sản xuất để canh tác cũng chỉ chiếm khoảng 35,0% ruộng đất của địa phơng. Tuy nhiên trung nông chiếm tỷ lệ không nhiều chỉ khoảng 28,2% về hộ. Bần nông là bộ phận đông đảo chiếm 41,6% về hộ nhng chỉ chiếm 16,9% về ruộng đất. Điều đó cho thấy bần nông có rất ít ruộng đất, không chỉ thiếu ruộng họ còn thiếu nông cụ, trâu bò. Cố nông chiếm 18,8% về hộ nhng chỉ có 2,2% ruộng đất nghĩa là đại bộ phận cố nông có rất ít hoặc không có ruộng cũng nh các phơng tiện sản xuất khác. Theo số liệu của Địa chí Thanh Hoá thì trớc năm 1945 những ngời không có ruộng và thiếu ruộng ngày càng nhiều, trong những năm 1930- 1935 những ngời chiếm hữu 0,5 ha tức 2,5 sào chiếm 35% tổng số nhân khẩu nông nghiệp, những năm 1936-1939 số ngời chiếm hữu 0,5 ha lên tới 50%. Con số trên phản ánh sinh động và cụ thể thực trạng thiếu ruộng đất trầm trọng của đại đa số nhân dân lao động ở nông thôn Thanh Hoá.

Tình trạng không có ruộng đất sinh cơ lập nghiệp đã đẩy ngời nông dân vào thân phận tá điền hết sức rẻ rúng. Đại bộ phận nông dân ngoài mảnh vờn nhỏ và có chăng là một chút ruộng đất công làng xã ngoài ra họ không có tài sản gì đáng giá, không có đất để sinh sống họ phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Chỉ tính riêng ở xã Phúc Địa huyện Thọ Xuân có 165 mẫu ruộng thì địa chủ chiếm 2/3 số còn lại thuộc về nông dân vừa xấu vừa xa làng, năng suất kém, 1/3 nông dân trong làng rơi vào tình cảnh không mảnh đất cắm dùi. Xã Quảng Khê huyện Quảng Xơng trong khi bình quân diện tích tự nhiện theo đầu ngời là 4 sào thì địa chủ bình quân 5-10 mẫu còn bần cố nông hầu nh không có ruộng. Ngời nông dân phải lĩnh canh ruộng đất của địa chủ theo lối rẽ ruộng, th- ờng là rẽ đôi tai ruộng. Khi nhận ruộng lĩnh canh của địa chủ, ngời nông dân phải chịu tô thuế hết sức nặng nề với những thủ đoạn bóc lột tinh vi của địa chủ mà chúng tôi đã đề cập trong mục 1.2.5. Đó là bóc lột tô thuế, bóc lột nhân

công, bóc lột nợ lãi, bên cạnh đó giai cấp địa chủ cấu kết chặt chẽ với thực dân để bóc lột ngời dân đến tận xơng tủy. Ngời nông dân Thanh Hoá cũng nằm trong tình cảnh chung của nông dân Việt Nam, nghĩa là một cổ đôi ba tròng. Thu nhập của tá điền không thể đảm bảo cuộc sống tối thiểu của họ chứ cha nói đến nuôi vợ con họ. ở thời điểm 1930, toàn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 145.000 ha diện tích lúa hai vụ với năng suất 80, 90 kg/sào, tức là 1.100kg thóc/ ha tơng đơng với 682 kg gạo. Trong khi đó nông dân có số lợng gần 800.000 ngời, mỗi ngời chi phí tất cả mọi khoản bao gồm tô thuế, chi phí cho sản xuất, chi phí cho sinh hoạt chỉ trong 10,6 kg gạo/tháng [88:749]. Lấy một ví dụ khác: một gia đình có 6 ngời có 6 mẫu tự canh, chỉ thu một vụ đợc 360 đồng sau khi trừ tất cả các khoản chi phí trong khi đó chi phí tối thiểu cho gia đình là 375 đồng.

Theo số liệu của Yves Henry, một gia đình 3 ngời ở huyện Tĩnh Gia làm 4 mẫu ruộng 2 vụ trong một năm mỗi ngời phải bỏ ra 200 công, thuế ruộng lên tới 30 đồng một mẫu, thực lãi mỗi mẫu chỉ 63đ90. Nh vậy, tổng cộng 4 mẫu lãi chỉ có 284 đồng [101:9], mức thu nhập này còn thấp hơn mức thu nhập nêu trong Địa chí.

Nguồn gốc của thực trạng vừa nêu trên chủ yếu là do gánh nặng tô tức, su thuế đã đẩy nông dân vào cảnh bần cùng không lối thoát.

Năm 1929 một suất su 1vụ là: 50kg thóc, năm 1932 một suất su 100 kg thóc, năm 1933 lên tới 300 kg thóc.

Trong khi đó giá gạo quá rẻ: 1 tạ gạo năm 1929 là 11 đồng, năm 1933 chỉ còn 3 đồng, có gia đình nông dân bán hết một vụ hoa màu tháng năm không đủ một suất su. Nh vậy ở thời điểm năm 1930, ngời nông dân Thanh Hoá phải chịu mức thuế thân là 3-3,5 đồng tơng đơng với ba tạ gạo. Con số đó giải thích rằng tại sao ngời dân khốn đốn trong cảnh nợ nần và rơi vào tình cảnh bán vợ đợ con. Ngoài thuế thân, thuế ruộng nông dân còn phải nộp nhiều thứ thuế cùng với lễ lạt cho địa chủ, hào lý và cha cố. Năm 1924, triều đình nhà Nguyễn tăng thuế

điền thổ, sau khủng hoảng 1929-1933 đặt ra nhiều thuế mới nh thuế cử tri, thuế lợi tức, thuế nhà ngói, vô lý hơn là bắt mỗi suất đinh phải mua 7 lít rợu một năm. Ngoài ra ngời nông dân còn bị ép mua quốc trái và phu phen đắp đê đắp đ- ờng không đợc trả công, nhân mở tuyến đờng sắt Thanh Hoá- Vinh nông dân Thanh Hoá bị ép mua quốc trái sau đó thì bị chiếm đoạt.

Cùng với gánh nặng su thuế, ngời dân còn khốn quẫn vì mất mùa do thiên tai. Tình trạng chiêm khê mùa úng, nợ nần và đói kém dờng nh là thảm cảnh diễn ra liên miên của ngời dân Thanh Hoá trong chế độ thực dân phong kiến. Những năm 1903, 1907, 1911, 1916, nạn đói diễn ra trầm trọng trên phạm vi toàn tỉnh. Năm 1926 chỉ riêng phủ Thiệu Hoá có 300 ngời chết đói, năm 1927 trong khi Thanh Hoá xuất khẩu 3.000 tấn gạo thì nông dân vẫn chịu cảnh đói kém. Năm 1937, Thanh Hoá là tỉnh duy nhất ở Trung Kỳ xuất khẩu gạo trong khi ngời nông dân vẫn trong tình cảnh túng kém. Năm 1944, kho thóc của Bát Soạn, Hữu Ngọc có hàng trăm tấn để bán cho Nhật, kho thóc của Xếp Nghĩa cũng nhiều tới hàng ngàn tấn thì ngời nông dân rơi vào tình trạng chết đói. Năm 1945, cả nớc có trên hai triệu dân chết đói thì Thanh Hoá cũng chiếm số lợng không nhỏ. Bên cạnh nỗi khổ kinh tế, ngời nông dân chịu cảnh mù chữ, trên 90% dân số Thanh Hoá mù chữ thì chủ yếu là nông dân, cứ một vạn dân có 52 ngời đi học thì hầu hết là con nhà giàu bao gồm con địa chủ, phú nông, t sản.v.v. Xét về mặt chính trị thì ngời nông dân không có vị trí tơng xứng với vai trò của họ, họ bị đẩy xuống thân phận tôi đòi - đầy tớ thấp kém nhất trong đáy cùng của xã hội.

Những điều nói trên cho thấy rằng: quần chúng nhân dân là những lực lợng sản xuất chủ yếu ở nông thôn nhng kết quả lao động lại bị giai cấp phong kiến và thực dân chiếm đoạt và đẩy họ vào tình trạng bần cùng không lối thoát. Ngời nông dân Thanh Hoá đã nhiều lần nổi dậy chống lại địa chủ và thực dân mu cầu có đợc quyền lợi chính đáng của giai cấp mình.

Từ khi Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hoá ra đời (7/1930), phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra mạnh mẽ.

Năm 1937, nông dân ở các huyện tích cực tham gia Hội ái hữu nhằm đoàn kết đấu tranh và bảo vệ quyền lợi chung. Tháng 3/ 1937, nông dân huyện Thiệu Hoá chống phá hoa màu và 300 quần chúng nông dân kéo lên huyện đờng để phản đối quỵt tiền công đắp đê, tri huyện đã phải trả tiền cho nông dân. Năm 1938, phong trào đấu tranh đòi giảm thuế, khất thuế, bỏ thuế diễn ra ở khắp các huyện trung châu: Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Vĩnh Lộc, Yên Định. Giữa năm 1938, nông dân Thanh Hoá tham gia biểu tình lấy chữ ký, bản kiến nghị gửi phủ Toàn quyền, Viện Dân biểu Trung Kỳ đòi bác bỏ thuế thân và thuế điền thổ của triều đình. Từ năm 1936-1938, Thanh Hoá có 1.739 ngời và 47 lá đơn của các làng gửi Phủ Toàn quyền đòi giảm thuế.

Năm 1939, nông dân xã Cẩm Bào huyện Nông Cống chống tri phủ cấu kết với nhà Chung cớp đất làm nhà thờ.

Tháng 6/1941, phong trào chống thuế của nông dân Thanh Hoá diễn ra rầm rộ, khắp nơi trong tỉnh ngời dân tích cực tham gia khất thuế, miễn thuế và kết hợp với bảo vệ cách mạng. ở các làng Linh Ngoại, Phong Cốc, Diên Hào- Thọ Xuân số thuế đấu tranh đợc đợc góp toàn bộ để mua sắm vũ khí. Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, nông dân Thanh Hoá hởng ứng phong trào phá kho thóc Nhật để cứu đói.

Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân dới sự lãnh đạo Đảng bộ Đảng Cộng sản Thanh Hoá nói lên rằng: nông dân Thanh Hoá cũng nh ngời dân Việt Nam nói chung rất thiết tha với độc lập dân tộc và cởi bỏ xiềng xích phong kiến.

Tháng 8/1945, nông dân Thanh Hoá đã góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám trong phạm vi tỉnh Thanh cũng nh trong cả nớc. Thắng lợi này là bớc khởi đầu cho quá trình thực hiện ớc mơ "ngời cày có ruộng".

Có thể kết luận rằng: ngời nông dân Thanh Hoá tha thiết với ớc nguyện thoát ra khỏi cảnh bần cùng khỏi thân phận đầy tớ làm thuê và hơn bao giờ hết họ ớc mơ thoát khỏi ách áp bức của thực dân và phong kiến, nói một cách cụ thể rằng họ thiết tha có đợc mảnh đất để sinh cơ lập nghiệp trong vai trò làm chủ. Nguyện vọng chính đáng đó, ngời nông dân phải đấu tranh qua một quá trình lâu dài-Cách mạng tháng Tám là mốc khởi đầu tốt đẹp của quá trình thực hiện "đa ruộng về với ngời cày " mà ngời dân Thanh Hoá tích cực tham gia dới sự lãnh đạo của Đảng.

Chơng 2:

Một phần của tài liệu Quá trình thực hiện chính sách ruộng đất ở thanh hóa từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 (Trang 28 - 33)