Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

Nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là chủ trương của Đảng, Nhà nước, ngành và được các trường triển khai thường xuyên với sự đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Vấn đề này được quan niệm theo nhiều chiều, bao hàm tất cả các chức năng và nhiều yếu tố. Sự đánh giá là cần thiết, công khai để điều chỉnh, để rút kinh nghiệm, cải tiến và được xác định những chất lượng được thừa nhận trên bình diện thực tế. Đánh giá phải chú trọng tính đa dạng, tính đồng bộ và đảm bảo không tách khỏi tính phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo phải xác định các yếu tố phụ thuộc như:

Chất lượng của sự quản lý cơ sở: Sự quản lý được coi như một chính thể phối hợp và tương tác giữa các đơn vị, cá nhân trực thuộc theo một quy chế nhất định nhưng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Chất lượng của chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo là cơ sở pháp lý được coi như một trong những cẩm nang kiến thức trang bị cho sinh viên. Nên cần chú trọng xác định rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo phải gắn liền với nhu cầu đáp ứng của xã hội.

Chất lượng về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất được coi là phương tiện hữu hiệu để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ đào tạo. Nếu phương tiện đầy đủ, hiện đại sẽ tác dụng thúc đẩy sự tư duy, sáng tạo trong nghiệp vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Cơ sở vật chất là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đào tạo. Nếu không có cơ sở vật chất đủ mạnh, sẽ không có thể nói đến nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ vọng ở nó.

Quan tâm đến đội ngũ cán bộ giảng dạy: Câu ngạn ngữ từ lâu của dân tộc ta “không thầy đố mày làm nên” có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập vị trí xứng đáng của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, đây là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Người thầy là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong nhà trường, công tác giảng dạy luôn là vấn đề sống còn của cả một tập thể sư phạm, là mũi nhọn luôn phải đi trước, đi đầu. Vì vậy, vai trò quan trọng của thầy cô giáo đang là những người “truyền lửa” trên bục giảng. Người đời vẫn nói “thầy nào trò ấy”, điều đó quả không sai vì sinh viên là những “hình chiếu” trung thành nhất của những thầy cô hội tụ đủ hai yếu tố trí và đức để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực đáp ứng với phục vụ cho xã hội.

Chất lượng - nhân tố sinh viên: Sinh viên được coi là nhân tố của giáo dục. Sinh viên vừa là khách thể của hoạt động dạy, vừa là chủ thể hoạt động tích cực độc lập sáng tạo. Nhưng cũng phải xác định được “Người học không phải là cốc rót đầy mà là ngọn nến để châm lửa”. Những tri thức trong tương lai với vận mệnh của đất nước.

Chất lượng nghiên cứu khoa học: Công tác nghiên cứu khoa học được coi là nhiệm vụ song hành với công tác giảng dạy. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, được đánh giá kiểm định và ứng dụng trong thực tiễn.

Đổi mới phương pháp giảng dạy: Phương pháp giảng dạy được coi vừa là sản phẩm vừa là kết quả của quá trình đứng trên bục giảng của mỗi một người thầy, là kết quả của công sức, tài năng và trí tuệ của chính họ, quyết định rất lớn đến chất lượng đào tạo và do vậy đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. “Một người thầy giỏi là người càng lúc càng không cần thiết đối với học trò” (Thomas Carruters), chúng ta cảm nhận được phương pháp giảng dạy có ý nghĩa to lớn đến như thế nào. Cũng giống như những sản phẩm trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm” được đào tạo phải là những sản phẩm mà xã hội đang có nhu cầu, từ đó kéo theo một yêu cầu khác của phương pháp giảng dạy là hãy truyền đạt những kiến thức gì mà xã hội đang cần, chứ không phải truyền đạt những kiến thức mà người thầy đang có.

Cách đặt vấn đề như trên, chính là xuất phát từ việc coi sinh viên là người thụ hưởng kết quả đào tạo, là chủ thể của quá trình đào tạo. Từ suy nghĩ ấy nhà trường khích lệ giảng viên giảng dạy theo phương pháp tích cực, kích thích tư duy độc lập và sáng tạo trong học và nghiên cứu khoa học, khuyến khích thầy, cô giáo đánh giá kết quả học tập cua sinh viên thông qua thảo luận và trân trọng ý kiến cá nhân.

Về liên kết đào tạo: Trong bối cảnh của sự hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện của nước ta với các nước trên thế giới và khu vực, việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào việc phân công lao động và hợp tác quốc tế, …. Từ đó cần thiết phải tổ chức một sự liên kết ngày càng chặt chẽ và toàn diện với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ở các nước có nền công nghiệp phát triển. Sự liên kết ấy không chỉ là trường với trường, viện với viện mà là sự liên kết đan xen giữa trường với viện, từ đó nhà trường có thể mở rộng, không chỉ là tầm nhìn mà còn tạo ra các kênh thông tin thông thoáng để thu nhận những kiến thức mới. Song song đó, cần coi trọng việc xác lập mối quan hệ liên

kết với các cơ sở đào tạo ở trong nước, bởi lẽ ở từng cơ sở đào tạo thế mạnh về các yếu tố, cơ bản của việc nâng cao chất lượng đào tạo là không giống nhau và từ đó đòi hỏi phải có sự liên kết với nhau nhằm bổ sung và hạn chế những khiếm khuyết hiện có và tạo cho sự phát triển bền vững trong tương lai, bao gồm việc sử dụng năng lực đào tạo, cơ sở vật chất của đào tạo, …

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam qua các thời kỳ và của các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới. So sánh sự tương đồng và khác biệt của phương thức quản lý đào tạo đại học giữa Việt Nam và thế giới.

Nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Làm rõ một số khái niệm liên quan đến vấn đề đào tạo và quản lý đào tạo như: đào tạo, quản lý, quản lý đào tạo, giải pháp, ….

Đặc biệt, trong chương này chúng tôi đã nêu lên những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và những vấn đề thuộc về lý luận cơ bản của lý luận quản lý đào tạo như: quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý chương trình đào tạo; quản lý đổi mới phương pháp dạy học; quản lý đội ngũ cán bộ, giảng viên; quản lý cơ sở vật chất; ….

Trên cơ sở lý luận trên, để nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo của trường đại học Văn Hiến TP. HCM, chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu qua chương 2.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)