Đổi mới công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Mục tiêu của giải pháp

Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học mới, vì vậy phương pháp kiểm tra đánh giá càng cần phải có những thay đổi căn bản. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá cần phải gắn rất chặt với nội dung, chương trình và phương pháp dạy - học. Kiểm tra và đánh giá không chỉ nhìn nhận như một công cụ để phân loại và cấp văn

bằng chứng chỉ mà cần thiết phải được nhìn nhận như là một công cụ thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên, là công cụ để chẩn đoán việc dạy của thầy và việc học của trò. Đây chính là mục đích tối thượng của công tác kiểm tra đánh giá. Phương pháp kiểm tra đánh giá thích hợp phải là phương pháp phản ánh được cả quá trình học tập của sinh viên, theo sát động cơ phấn đấu và khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, biến quá trình kiểm tra đánh giá thành quá trình tự kiểm tra đánh giá. Với phương châm đó, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp cần thể hiện được một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Phải kết hợp được nhiều phương pháp đánh giá và sử dụng linh hoạt đối với từng môn học và học phần. Phương pháp tự luận nên được sử dụng kết hợp bổ sung với phương pháp trắc nghiệm khách quan.

+ Phải phản ánh được sự tham gia của cả quá trình tích lũy kiến thức thông qua việc quy định trọng số của các bài kiểm tra thường kỳ với bài thi kết thúc môn học hoặc học phần.

+ Phải phản ánh được kết quả áp dụng các phương pháp luận trong việc tự học, tự khai thác các luồng thông tin khác, đồng thời phải phản ánh được sức sáng tạo của sinh viên. Điều này có thể thực hiện thông qua việc giao các bài tập nhỏ, tiểu luận môn học, công trình nghiên cứu khoa học dự thi và quy định dự phần của chúng trong việc đánh giá kết quả học tập tổng hợp của sinh viên.

+ Phải thể hiện được kết quả của sự rèn luyện thân thể, phẩm chất đạo đức và phẩm chất nhân văn của sinh viên.

Nội dung của giải pháp

Nâng cao nhận thức, tư duy và kiến thức về kiểm tra, đánh giá từ đó cải tiến kiểm tra, đánh giá theo hướng quản lý đào tạo tín chỉ và chất lượng đào tạo.

Cải tiến quản lý kiểm tra, đánh giá

Nâng cao hiệu quả thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra, đánh giá

Cải thiện đánh giá đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và chất lượng đào tạo

Tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn về tầm quan trọng kiểm tra, đánh giá trong toàn trường về:

+ Chức năng của đánh giá + Vai trò đánh giá

+ Các tiêu chuẩn của đánh giá + Các khuôn mẫu của đánh giá + Các loại hình đánh giá + Các kỹ năng đánh giá

+ Thang điểm trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

Trong công tác phát triển nhận thức trên cần tập trung trao đổi làm nổi bật những tác dụng của kiểm tra đánh giá có hiệu quả nhất đến công tác đang đổi mới, và cải thiện chất lượng dạy ở trường như: chuẩn đoán đầy đủ giá trị, thống nhất trong phán xét giá trị, đánh giá hình thành, lợi ích kết hợp đánh giá định lượng và định tính...

Quy định đánh giá kết quả theo học kỳ, đánh giá kết thúc chỉ một lần, tổ chức chấm khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt xem trọng khâu đánh giá hình thành để đảm bảo khoa học hơn về tính liên tục về tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá không thể thiếu trong mọi quá trình giáo dục, trong đề cương môn học qui định rõ số lần và trọng số mỗi lần kiểm tra, đánh giá.

Khuyến khích giảng viên kiểm tra, đánh giá kết hợp cả định lượng và định tính để sinh viên hiểu rõ hơn về kết quả học tập của mình, và giúp sinh viên trao đổi với giảng viên dễ dàng hơn. cần áp dụng thang điểm chữ nhiều mức vào công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo vì thang điểm này thể hiện được: thang điểm đánh giá quá trình, thang điểm đánh giá sạch, nhiều lợi ích cho sinh viên khi quy đổi điểm số (điểm học phần, trung bình chung học kỳ, trung bình chung tích lũy).

Tổ chức họp trao đổi định kỳ về kết quả học tập của sinh viên có tham gia giảng viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, phụ trách bộ môn, và một số phòng chức năng có liên quan làm rõ thông tin phản hồi về kết quả kiểm tra, đánh giá sau đây:

+ Kiểm tra, đánh giá trước: thông tin phản hồi từ kết quả tuyển sinh cho biết sinh viên đang đứng ở đâu trong mối quan hệ những gì nhà trường muốn thực hiện chương trình, những gì sinh viên cần, và nhà trường bắt đầu từ đâu.

+ Kiểm tra, đánh giá hình thành: thông tin phản hồi từ kết quả quá trình cho biết sự tiến bộ của sinh viên và cho phép giảng viên thực hiện điều chỉnh nội dung, phương pháp thích hợp với từng sinh viên.

+ Kiểm tra, đánh giá cuối cùng: thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá tổng kết này sẽ chỉ ra những mặt mạnh và yếu về nội dung và phương pháp suốt quá trình dạy học từ đó nhà trường xem xét lại nội dung đào tạo và quản lý đào tạo để điều chỉnh cho hiệu quả hơn.

Tăng cường công tác sinh viên đánh giá giảng viên, giảng viên đánh giá cán bộ quản lý để nâng hiệu quả đánh giá chất lượng đào tạo nội bộ tại trường.

Tách riêng công tác đào tạo và khảo thí độc lập nhau. Thành lập Phòng/Trung tâm khảo thí - đảm bảo chất lượng giáo dục chuyên trách vấn đề kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đề thi từ ngân hàng đề thi của trường. Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá và tiến hành thường xuyên trong quá trình học tập để đảm bảo đánh giá chính xác năng lực học tập của sinh viên. Chấm dứt tình trạng giảng viên vừa dạy, vừa ra đề, vừa chấm thi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w