viên, cán bộ, nhân viên
Mục tiêu của giải pháp
Giải quyết vấn đề thiếu số lượng giảng viên tại thời điểm hiện tại và cân đối với nhu cầu từ nay đến năm 2015.
Nâng cao chất lượng giảng viên thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục tốt nhất và hiệu quả nhất những bất cập hiện tại về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng ngoại ngữ và tin học, sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học.
Hoàn thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên nhằm khắc phục những điểm yếu của hệ thống kiểm tra đánh giá hiện tại, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên, nâng cao năng lực quản lý cho bộ máy của nhà trường.
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhằm khắc phục những điểm yếu trong cơ cấu tổ chức của bộ máy hiện tại của nhà trường, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý chuyên môn của nhà trường đối với đội ngũ giảng viên,… đồng thời nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường
Nội dung của giải pháp
Phát triển, quy hoạch, bồi dưỡng năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên
Quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên
Tổ chức thực hiện
Phát triển đội ngũ giảng viên
- Hoàn thiện các quy định tuyển dụng
+ Thống nhất lại các quy định về tuyển dụng
+ Tăng cường vai trò của Trưởng các khoa, bộ môn khi tuyển dụng nhân sự vào đơn vị đó
+ Trong nội dung xét tuyển, cần tính đến điểm thi ngoại ngữ và tin học + Ngoài năng lực, trình độ, cần xem xét kỹ tâm tư, nguyện vọng, động cơ, hoàn cảnh, … của đối tượng liên quan đến sự gắn bó lâu dài với nhu cầu công tác tại trường.
- Lập kế hoạch tuyển dụng
Cần xây dựng được kế hoạch nhân sự trong đó có kế hoạch tuyển dụng một cách khoa học. Đặc biệt chú trọng đến việc cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, số lượng giảng viên theo ngành nghề; cân đối với tình trạng hiện tại của lực lượng giảng viên của nhà trường: giới tính, lứa tuổi, số lượng hiện có của từng đơn vị, chuyên môn cần thiết… và đặc biệt là cân đối với kế hoạch tuyển sinh những năm tiếp theo.
Trên cơ sở đó, trong kế hoạch cần thiết phải:
+ Tuyển dụng nhiều hơn giảng viên những khối ngành đông người theo học như: ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, ….
+ Ưu tiên tuyển thêm giảng viên nam (nếu có thể) để cố gắng cân bằng giới tính trong đội ngũ giảng viên, đồng thời tính số lượng giảng viên cần thiết trên thực tế để bù trừ cho số lượng giảng viên nữ nghỉ thai sản và chăm sóc con nhỏ.
+ Cần chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường theo hướng có chính sách thu hút giảng viên mới, chính sách đãi ngộ, trả thù lao xứng đáng và tăng phúc lợi cho giảng viên trẻ. Đặc biệt cần có chế độ, chính sách tạo cơ hội thăng tiến cho giảng viên trẻ.
Đối với các ngành đang khó tuyển sinh, cần nghiên cứu hướng phát triển đội ngũ giảng viên cho các ngành này, tránh để xảy ra tình trạng hụt hẫng các thế hệ giảng viên khi trong một thời gian dài không tuyển dụng.
+ Tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh nhà trường đến nguồn tuyển dụng
Có chính sách thỉnh giảng đối với những chuyên gia, giảng viên có kinh nghiệm, học vấn cao từ các trường đại học hoặc các doanh nghiệp
+ Lưu dụng những giảng viên đến tuổi nghỉ theo chế độ có trình độ cao và có đủ sức khỏe
+ Cần luôn kiểm tra lại qua thực tế để điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
- Xác định nhu cầu, loại hình bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
+ Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên tiềm lực chuyên môn để đáp ứng việc giảng dạy trước mắt và tiêu chuẩn chất lượng cán bộ theo chức danh giảng viên, đạt tỷ lệ chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định
+ Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho các giảng viên mới, giảng viên ngoài ngành sư phạm
- Thực hiện bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý khoa, bộ môn:
Quy định về bằng cấp đối với giảng viên và cán bộ quản lý phải đạt được (giảng viên trẻ trong thời hạn 3 – 5 năm phải tham gia học hoặc đạt học vị thạc sĩ)
Việc đào tạo cấp bách và với số lượng đông phải đào tạo trong nước là chủ yếu
Tranh thủ tìm kiếm các học bổng đào tạo nước ngoài, của nhà nước, địa phương, các chương trình hợp tác, ....
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên: Phải có cơ chế vừa khuyến khích vừa bắt buộc giảng viên làm công tác nghiên cứu khoa học, cần:
Xây dựng quy chế quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Thành tích nghiên cứu khoa học của mỗi GV phải là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá cán bộ. Khuyến khích GV nghiên cứu khoa học ngay từ những công trình cấp thấp để xét khen thưởng trong nội bộ, tính điểm thi đua, tính khối lượng công việc.
Tổ chức các hội thảo khoa học chuyên ngành, tạo điều kiện cho GV có công trình khoa học.
+ Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV
Việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV là điều phải làm thường xuyên, nhiều đợt, nhiều cấp độ, nhiều hình thức, đặc biệt là đối với GV trẻ.
Thành lập tổ công tác về hoạt động tư vấn và bồi dưỡng GV. Đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho các GV trẻ. Kèm theo các quy định về quyền lợi của GV đi học là những quy định bắt buộc.
Tạo điều kiện cho GV tiếp cận với kinh nghiệm thực tế, tăng cường phối hợp giữa cán bộ GV với các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tính thực tiễn của công tác giảng dạy. Có cơ chế phối hợp nhà trường với các doanh nghiệp, khuyến khích GV vừa tham gia giảng dạy, vừa tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp ở bên ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp ở trong trường.
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin cho đội ngũ GV Người GV cần biết sử dụng các phần mềm dạy học, dạy học bằng Powerpoint, khai thác sử dụng mạng internet để cập nhật nội dung dạy học, trao đổi thông tin giữa các đồng nghiệp trong trường, ngoài trường và quốc tế, giữa thầy và trò, quản lý việc học của sinh viên … Trước hết cần:
Xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa thiết bị về công nghệ thông tin trong trường, tạo điều kiện cho GV và SV học tập, nghiên cứu và sử dụng
Phát triển giáo trình điện tử trên mạng, cài đặt các phần mềm dạy học tiên tiến
Có chính sách, chế độ đối với những GV, SV đã sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin cho dạy và học, cũng như có biện pháp chế tài các đối tượng yếu kém.
Tăng cường quản lý, sử dụng đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên. Hoàn thiện phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
- Hoàn thiện và ban hành mới các chế độ chính sách quản lý GV, cán bộ, nhân viên: quy định về chế độ làm việc.
- Phân công đúng người, đúng việc, đúng trình độ, chuyên môn sở trường của từng người. Tạo điều kiện thuận lợi để cho mọi GV, cán bộ, nhân viên phát huy tối đa nhiệm vụ của mình cống hiến cho quá trình đổi mới công tác đào tạo
- Cải tiến phương pháp kiểm tra, đánh giá, khen thưởng: + Phải kiểm tra liên tục, kịp thời
+ Đánh giá, khen thưởng phải công bằng, minh bạch; phải có cơ chế đánh giá mang tính tích cực
+ Phải quy định đánh giá lao động sát thực, tránh hiện tượng “trung bình chủ nghĩa”, “cào bằng” trong đánh giá.
+ Việc đánh giá phải dựa trên kết quả hoàn thành công việc có tính đến mức độ cố gắng hoàn thành công việc của mỗi người.
- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế, nội quy giảng dạy của GV và quy định làm việc của cán bộ, nhân viên
- Thường xuyên thực hiện việc dự giờ thăm lớp: coi đây là tiêu chí bắt buộc đối với các khoa, bộ môn trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện đánh giá giảng viên, đặc biệt là GV giỏi đều ở các mặt, không nên chỉ dựa vào kết quả dự giờ 01 tiết giảng, không chạy theo thành tích
- Tăng cường lấy ý kiến đánh giá của SV bằng cách tổ chức điều tra thăm dò định kỳ sau khi kết thúc môn học để đánh giá GV được khách quan và tăng mức độ tin cậy của kết quả đánh giá
- Xây dựng các tiêu chí và quy trình hợp lý để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công tác của GV, từng bước hoàn thiện quy định về đánh giá GV.
- Rà soát cơ chế quản lý, định mức lao động, chính sách, chế độ đối với GV, cải tiến chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ, thực hiện chính sách thù lao theo năng lực và kết quả thực hiện công việc đối với GV.
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý: + Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, … + Bồi dưỡng kỹ năng quản lý, kỹ năng quản lý giáo dục, kỹ năng quản lý nhân sự trong giáo dục
+ Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ + Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn
- Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trưởng đơn vị
- Tăng cường nhân sự phòng Tổ chức – Hành chính: Bổ sung cho phòng những cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn. Có thể cử đi học, đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản trị nhân sự và những kiến thức cần thiết khác, đủ để đáp ứng được yêu cầu công việc trước mắt và phát triển lâu dài.