Phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)

Mục tiêu của giải pháp

Bồi dưỡng và nâng cao ý thức giảng viên kiến thức về phát triển chương trình đào tạo. Đầu tư kinh phí và sự chỉ đạo để thực hiện chương trình trên cơ sở các chương trình khung đã được ban hành. Tất cả các ngành đào tạo của trường cần có đủ giáo trình và tài liệu dạy học mới, đáp ứng được những yêu cầu đổi mới một cách toàn diện về nội dung và phương pháp dạy - học, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của người học. Nội dung và chương trình đào tạo phải được cải tiến theo hướng giúp

cho người học có được những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp có thể tự tìm, tự tạo việc làm và thuận lợi trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, có khả năng thích ứng linh hoạt với cơ chế thị trường hiện nay.

Nội dung của giải pháp

Trang bị kiến thức phát triển chương trình đào tạo

Xây dựng các tiêu chuẩn về cấu trúc chương trình đào tạo

Tổ chức thực hiện

Tổ chức tập huấn cho giảng viên trường hiểu và thiết kế được mô đun môn học.

Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn toàn trường tìm hiểu, phân tích, xây dựng thống nhất nội dung của các tiêu chuẩn và tiêu chí về cấu trúc chương trình đào tạo như sau:

+ Về khối lượng kiến thức: chương trình nên được thiết kế theo hướng gọn nhẹ hơn để phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới và khu vực.

+ Về nội dung kiến thức: tham khảo và vận dụng một cách sáng tạo 10 tiêu chuẩn về giáo dục của các nhà giáo dục Âu - Mỹ đối với các cử nhân tốt nghiệp ra trường, đó là:

 Phải được rèn luyện tốt khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin và làm việc có hiệu quả cao trong một nhóm cộng đồng

 Phải được truyền thụ và tiếp thu đầy đủ các kiến thức cơ bản về văn học, xã hội, lịch sử, địa lý

 Có kiến thức tốt về toán học

 Có kiến thức tốt về sinh học và vật lý

 Phải được đào tạo thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có hiểu biết cần thiết về văn hóa của các dân tộc trên thế giới

 Có kiến thức và hiểu biết tốt về máy vi tính và các ngành kỹ thuật khác

 Có kiến thức và khả năng cảm thụ tinh tế các loại hình nghệ thuật

 Có kiến thức tốt về điều hành, quản lý nhà nước, kinh tế, xã hội và các ngành nghề chuyên môn

 Có kiến thức, hiểu biết về vấn đề sức khỏe, ăn uống và thường xuyên áp dụng thực hành

 Phải được bồi dưỡng, khuyến khích phát huy toàn bộ năng lực của mỗi cá nhân trong việc phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề vì sự tốt đẹp của cuộc sống.

+ Mục tiêu đào tạo gồm các tiêu chí sau: kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ. + Nội dung chương trình đào tạo gồm các tiêu chí sau: khoa học, hệ thống, cập nhật, khả thi, kế thừa, tích hợp, liên thông, cân đối, mềm dẻo, thực tiễn.

+ Thời lượng gồm các tiêu chí sau: phân bổ hợp lý, hiệu quả.

+ Kế hoạch gồm các tiêu chí sau: khoa học, trình tự, hiệu quả, khả thi.

+ Đề cương môn học gồm các tiêu chí sau: giảng viên, môn học, mục tiêu chung của môn học, mục tiêu cụ thể của môn học, nội dung môn học, thời lượng, hình thức kiểm tra - đánh giá, thang điểm, phương pháp giảng dạy, học liệu.

Rà soát lại chương trình đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục tốt, tham khảo ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm; từ đó điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng cường các môn học cần thiết, bổ ích và tăng tỷ lệ các môn học thực hành, thực tập để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.

Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo. Đây là hai kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết bản thân cựu sinh viên sẽ biết mình thiếu những kiến thức và kỹ năng gì khi trực tiếp làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 83)