Thực trạng quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 70)

2.2.3.1. Quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của nhà trường được thiết kế dựa trên chương trình khung theo quy định của Bộ GD&ĐT kết hợp với thăm dò nhu cầu xã hội để xác định mục tiêu đào tạo và có sự góp ý của các chuyên gia ngành.

Việc xây dựng chương trình đào tạo được giao về cho Hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, trên cơ sở các ngành thuộc lĩnh vực đào tạo mà khoa quản lý. Định kỳ hàng năm, Hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa, tổ bộ môn nhóm họp một lần để rà soát, đánh giá, điều chỉnh cũng như cập nhật quy định mới về thực hiện chương trình đào tạo.

Hội đồng khoa học và đào tạo cấp trường là cấp sau cùng thẩm định chương trình đào tạo trước khi phê duyệt và đưa vào hoạt động.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về quản lý xây dựng chương trình đào tạo. Nhận được kết quả Bảng 2.12 thể hiện như sau:

Quản lý xây dựng chương trình đào tạo: GV và SV đánh giá sự phù hợp là phù hợp (2<TBGV và TBSV<2.5). Kết quả đánh giá trên cho thấy công tác quản lý xây dựng chương trình đào tạo phản ánh được các công việc quản lý diễn ra tại trường như: xây dựng qui trình xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn qui trình xây dựng chương trình, xác định qui trình quản lý chương trình, thành lập Hội đồng khoa học và đào tạo các cấp, tạo điều kiện và chính sách thuận lợi để phát triển chương trình theo định hướng của nhà trường. Và việc quản lý này cần thiết khi có nhu cầu điều

chỉnh, xây dựng mới chương trình đào tạo diễn ra ở trường, hay phối hợp với các đối tác bên ngoài trường.

Bảng 2.12: Đánh giá về quản lý xây dựng chương trình đào tạo ở VHU

Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2

TT Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Xác định và thực hiện quy trình xây dựng chương trình đào tạo phù hợp SV 2.12 0.54 GV 2.19 0.47 2 - Điều chỉnh chương trình đào tạo SV 3.22 1.02 2.06 0.67 2.37 0.53 GV 3.24 0.97 2.07 0.55 2.40 0.56 2.2.3.2. Tổ chức đào tạo a. Hình thức và phương pháp tổ chức

Mặc dù trường đã xây dựng chương trình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt theo hướng mở, hình thức đào tạo theo tín chỉ hiện nay được đánh giá là phù hợp và phổ biến ở các trường đại học, nhưng đối với trường đại học Văn Hiến TP. HCM thì gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do lực lượng đội ngũ GV mỏng; cơ sở vật chất, trường lớp còn nhiều hạn chế; phương tiện thiết bị phục vụ dạy học thiếu thốn, … chưa đáp ứng được hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy nhà trường buộc phải tổ chức đào tạo theo hình thức niên chế kết hợp với học phần. Quy chế áp dụng cho công tác đào tạo là Quy chế 25 (Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành theo quyết định số 25/2006/BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Loại hình này giúp cho việc quản lý đào tạo được dễ dàng, người học có một chương trình ổn định suốt khóa học, khắc phục được một số vướng mắc hiện nay; nhưng có nhược điểm lớn là sinh viên không chủ động được về thời gian học, hay rút ngắn thời gian học, và không được lựa chọn những môn học mà mình yêu thích, ….

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tốt phù hợp, sự cần thiết về hình thức và phương pháp tổ chức đào tạo. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13: Đánh giá về hình thức và phương pháp tổ chức chương trình đào tạo ở VHU

Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2

TT Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Đánh giá về công tác quản lý điểm, học vụ SV 4.03 0.48 2.43 0.51 GV 4.01 0.43 2.45 0.54 2 - Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức đào tạo hiện nay

SV 1.96 0.48

GV 1.94 0.43

3

- Sự cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ

SV 2.51 0.41

GV 2.54 0.39

- Đánh giá về công tác quản lý điểm, học vụ: GV và SV đánh giá xếp loại tốt (TBGV và TBSV>4) và phù hợp (TBGV và TBSV>2). Kết quả này phản ánh đúng với những gì đang diễn ra tại trường. Công tác quản lý điểm, học vụ hiện nay được trường chia thành hai cấp quản lý: cấp trường và cấp khoa. Hồ sơ sinh viên, điểm, và các dữ liệu của SV được lưu trữ dưới dạng văn bản và file điện tử nhằm giúp cho việc thuận tiện tra cứu của SV và cán bộ quản lý. Điểm trong quá trình học tập của sinh viên được cập nhật tại phòng Quản lý đào tạo để phục vụ cho công tác học vụ như xét điều kiện tốt nghiệp, xử lý học vụ, cấp bảng điểm, trích xuất dữ liệu…. và được đưa lên website của trường. Sinh viên có thể theo dõi kết quả thi và quá trình học tập của mình trên bảng thông báo của khoa hoặc truy cập vào website của trường. Ngoài ra, sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với giáo vụ khoa hoặc chuyên viên phòng Quản lý đào tạo để được hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc trong quá trình học tập.

- Đánh giá về mức độ phù hợp của hình thức tổ chức đào tạo hiện nay là tương đối phù hợp (TBGV=1.94 và TBSV=1.96<2) và sự cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ là rất cần thiết (TBGV=2.54và TBSV=2.51>2.5). Kết quả khảo sát cho thấy GV và SV mong muốn được tổ chức dạy và học theo tín chỉ cho phù hợp với chương trình đào tạo, phương pháp dạy học và nhu cầu của họ.

b. Quản lý thực hiện chương trình đào tạo

Phòng Quản lý đào tạo kết hợp với khoa, tổ bộ môn, và các đơn vị khác hỗ trợ công tác đào tạo của nhà trường triển khai thực hiện đào tạo theo chương trình đào tạo và qui chế đào tạo hiện hành đã công bố với sinh viên thông qua kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học và kế hoạch khóa học đã được phê duyệt.

Trong quá trình đào tạo phân công cụ thể cán bộ, chuyên viên phòng đào tạo kết hợp với các bộ phận khoa, tổ bộ môn và phòng công tác sinh viên theo dõi thực hiện chương trình đào tạo. Ngoài ra, phòng Thanh tra giáo dục phân công cán bộ kiểm tra hằng ngày về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo độc lập với các bộ phận thực hiện chương trình, có báo cáo cụ thể cho Ban giám hiệu theo định kỳ. Cuối tháng nhà trường tổ chức hợp giao ban để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, hoặc phát sinh, cũng như những khó khăn đang tồn tại ở nhà trường trong tất cả các mặt công tác quản lý đào tạo.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về quản lý thực hiện chương trình đào. Kết quả của Bảng 2.14 cho thấy:

Bảng 2.14: Đánh giá về quản lý thực hiện chương trình đào tạo ở VHU

Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2

TT Nội dung Nhóm

đánh giá

Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết

TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC

1 - Kế hoạch đào tạo SV 3.12 0.84 2.01 0.55 2.36 0.44

GV 3.15 0.79 2.03 0.51 2.40 0.42 2 - Tổ chức thực hiện SV 3.05 1.02 1.98 0.48 2.21 0.54 GV 3.08 0.97 1.97 0.43 2.19 0.49 3 - Huy động các nguồn lực cho thực hiện chương trình đào tạo

SV 3.18 0.67 2.03 0.60 2.43 0.41

GV 3.22 0.59 2.05 0.58 2.45 0.42

4

- Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo

SV 3.02 0.57 1.88 0.42 2.47 0.57

GV 3.05 0.56 1.86 0.39 2.48 0.55

Quản lý thực hiện chương trình đào tạo: GV và SV đánh giá xếp loại khá (3<TBGV và TBSV<3.5), tương đối phù hợp (1.5<TBGV và TBSV<2.5), và cần thiết

(2<TBgv và TBsv<2.5). Ở trường học quản lý thực hiện chương trình là công việc rất cực và khó khăn, để công việc chính này ở trường đại học đi vào nề nếp và phát triển qui mô đào tạo thì đòi hỏi các đơn vị, cá nhân phụ trách đơn vị phải có năng lực và phối hợp tốt. Kết quả khảo sát nhận xét đúng thực trạng khâu quản lý thực hiện chương trình đào tạo vừa qua diễn ra tại trường, đồng thời công việc quản lý này là cần thiết cho tổ chức hoạt động dạy và học.

2.2.3.3. Quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy học

Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên trường hiện nay là 191 người, nhưng chỉ có 71 người là GV cơ hữu, ngoài ra có một số cán bộ quản lý ở tất cả các đơn vị trực thuộc trường cùng tham gia công tác giảng dạy. Còn lại là một số lượng lớn GV thỉnh giảng, có trình độ và kinh nghiệm từ các trường đại học, viện nghiên cứu đã hợp tác giảng dạy với trường trong nhiều năm qua.

Trường có bộ phận tuyển nhân sự là Hội đồng tuyển dụng, phụ trách công việc tuyển dụng nhân sự cho toàn trường. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lại chưa theo một quy trình, kế hoạch cụ thể, thiếu nghiêm túc. Nhân sự đều do các đơn vị nếu có nhu cầu tuyển dụng, đề xuất lên Hội đồng tuyển dụng để được thông qua. Các trường hợp này đều do quen biết hoặc được giới thiệu. Sau ba tháng thử việc, nếu các ứng viên đáp ứng được yêu cầu, nhà trường sẽ quyết định tuyển dụng chính thức.

Nhà trường chưa xây dựng văn bản chế độ, chính sách về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, GV. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ đều do cá nhân tự lo.

Công tác thanh tra, đánh giá của trường với giảng viên, của sinh viên với giảng viên mang tính thủ tục, hình thức.

Chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và quản lý đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả thể hiện ở Bảng 2.15 và Bảng 2.16 như dưới đây:

Bảng 2.15: Đánh giá về phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở VHU

Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2

đánh giá TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Tuyển dụng, bổ nhiệm SV 2.10 0.76 1.85 0.35 2.67 0.34

GV 2.05 0.69 1.81 0.34 2.70 0.32

2 - Phân công công tác GVSV 2.892.96 0.850.81 2.012.06 0.570.51 2.552.54 0.460.36

3 - Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

SV 2.22 0.64 2.06 0.61 2.34 0.68

GV 2.25 0.67 2.10 0.66 2.31 0.55

4 - Kiểm tra, đánh giá cán bộ

SV 2.11 0.58 1.92 0.39 2.57 0.57

GV 2.08 0.54 1.94 0.35 2.59 0.49

Kết quả của Bảng 2.15 cho thấy:

Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý: GV và SV đánh giá xếp loại từ trung bình đến tương đối khá (2<TBGV và TBSV<3), tương đối phù hợp đến phù hợp (1.5<TBGV và TBSV<2.5), và khá cần thiết (TBGV và TBSV>2.5). Phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý là khâu rất quan trọng của nhà trường, không những là điều kiện cần và đủ để được Bộ GD&ĐT cho phép mở ngành đào tạo và làm căn cứ để cấp chỉ tiêu tuyển sinh mà còn chứng minh chất lượng dạy học, quản lý, thương hiệu nhà trường. Cho nên hai đối tượng này được phát triển tốt là khâu đầu tiên thực hiện hiệu quả quản lý và hoạt động dạy học. Kết quả đánh giá trên rất sát với tình hình thực tế phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở trường thời gian qua: Đội ngũ GV của trường thiếu trầm trọng; nhà trường chưa có kế hoạch, lộ trình phát triển về quy mô đội ngũ GV. Chưa xây dựng được chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, GV. Việc kiểm tra, đánh giá cán bộ, GV thực hiện chưa nghiêm túc.

Bảng 2.16: Đánh giá về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở VHU

Điểm trung bình: 2, phù họp: 2, cần thiết: 2

TT Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của GV và SV SV 3.38 0.97 2.02 0.56 2.36 0.87 GV 3.41 1.00 2.01 0.51 2.39 0.71 2 - Tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh

SV 3.24 1.06 2.05 0.67 2.22 0.74

nghiệm

3

- Tổ chức hội thảo, và bồi dưỡng theo chuyên đề

SV 3.03 0.99 2.05 0.61 2.03 0.64

GV 3.07 0.89 2.11 0.52 2.09 1.00

4

- Vai trò của phòng Quản lý đào tạo trong việc quản lý đổi mới PPDH SV 3.12 1.01 2.04 0.66 2.11 0.51 GV 3.13 0.96 2.06 0.43 2.09 0.52 5 - Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm SV 3.05 10.3 2.54 0.46 2.37 0.55 GV 3.01 1.01 2.56 0.38 2.35 0.48 6 - Quản lý cơ sở vật chất SV 3.01 0.65 2.08 0.47 2.19 0.53 GV 3.02 0.58 2.11 0.49 2.16 0.50

7 - Quản lý thư viện GVSV 2.152.22 0.590.55 1.651.80 0.400.37 2.632.58 0.420.39 8 - Quản lý phương tiện

dạy học

SV 3.16 0.64 2.19 0.75 2.22 0.56

GV 3.22 0.61 2.21 0.66 2.20 0.46

9 - Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu

SV 3.05 0.59 2.06 0.54 2.17 0.94

GV 3.03 0.63 2.10 0.50 2.16 1.00

10 - Quản lý giờ lên lớp cua GV SV 3.05 0.54 2.02 0.60 2.31 0.65 GV 3.04 0.52 2.04 0.62 2.29 0.67 11 - Quản lý hoạt động tự học của SV SV 2.46 0.45 1.82 0.55 2.57 0.76 GV 2.38 0.39 1.79 0.54 2.59 0.58

Kêt quả của Bảng 2.16 cho thấy:

- Thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của GV, SV; Tổ chức dự giờ, thao giảng, trao đổi kinh nghiệm; Tổ chức hội thảo và bồi dưỡng theo chuyên đề: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV và TBSV>3), phù hợp (TBGV và TBSV2>2.5), và cần thiết (TBGV và TBSV>2). Kết quả này cho thấy việc thực hiện các biện pháp tác động vào nhận thức của GV, SV đạt được kết quả khá, phù hợp và cần thiết hỗ trợ hoạt động quản lý giảng dạy. Đặc biệt, GV mong muốn tăng cường ảnh hưởng lên hoạt động giảng dạy của họ và cần có biện pháp quản lý đổi mới PPDH.

- Vai trò của Phòng Quản lý đào tạo trong việc quản lý đổi mới PPDH; Quản lý cơ sở vật chất; Quản lý phương tiện dạy học; Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu; Quản lý giờ lên lớp của giảng viên: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV và

TBSV>3), phù hợp (TBGV và TBSV>2), và cần thiết (TBGV và TBSV>2). Các mặt công tác này giảng viên, sinh viên đánh giá khá, phù hợp, cần thiết cho hoạt động quản lý giảng dạy ở nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV và TBSV>3), khá phù hợp (TBGV=2.56 và TBSV=2.54>2.5), và cần thiết (TBGV=2.35 và TBSV=2.37>2). GV và SV đánh giá khá đến khá tốt, phù hợp và cần thiết trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường.

Quản lý thư viện: GV và SV đánh giá xếp loại trung bình (TBGV=2.22 và TBSV=2.15>2), chưa phù hợp (TBGV=1.65 và TBSV=1.80<2), và khá cần thiết (TBGV=2.58 và TBSV=2.63>2.5). Kết quả cho thấy quản lý thư viện phục vụ cho quản lý GV với hoạt động giảng dạy đạt ở mức chưa tốt theo yêu cầu của nhà trường. Đặc biệt SV đánh giá mức độ đã thực hiện, hợp lý đều thấp hơn GV. Cả hai đối tượng trên đánh giá công nhận công việc này là cần thiết cao đối với quản lý GV với hoạt động giảng dạy và quản lý SV với hoạt động học. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng hiện nay: số chuyên mục và đầu sách còn quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người đọc; chưa xây dựng được dữ liệu tài liệu điện tử; thư viện chỉ mở cửa phục vụ trong giờ hành chính, thời gian mở cửa phục vụ chưa phù hợp, vì thế ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w