2.2.2.1. Mục tiêu đào tạo
Trên cơ sở nhiệm vụ được giao và mang tính đặc thù riêng, Trường đại học Văn Hiến TP. HCM đã xác định mục đích đào tạo: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội Việt Nam phát triển”.
Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo kỹ sư, cử nhân các ngành thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, kinh doanh - quản lý, văn hóa, xã hội nhân văn, ngoại ngũ, … bảo đảm yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và thích ứng với xu thế hội nhập quốc tế.
Về mục tiêu đào tạo Trường đại học Văn Hiến TP. HCM, các bộ phận chức năng của trường và các chuyên gia về chương trình kết hợp cùng xác định nhu cầu đào tạo ở các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài TP. HCM, với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Trên cơ sở đó trường xây dựng mục tiêu theo trình độ đào
tạo qui định của Bộ GD&ĐT, và mục tiêu đào tạo đó chỉ dẫn cho quá trình đào tạo và quản lý đào tạo tại trường.
Chúng tôi đã xây dựng bảng câu hỏi để tìm hiểu mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về mục tiêu đào tạo của trường. Nhận được kết quả Bảng 2.1 thể
hiện như sau:
Sự cần thiết xác định mục tiêu đào tạo: GV và SV đánh giá sự cần thiết là rất cần thiết (TBGV=2.64 và TBSV=2.61>2.5). Kết quả này đánh giá đúng với thực tế hoạt động diễn ra ở nhà trường như: thăm dò nhu cầu xã hội, họp hội đồng khoa học và đào tạo, họp tổ bộ môn, chú ý các ngành tuyển sinh có nhiều thí sinh đế xác định được mục tiêu đào tạo cần thiết nhất trong từng thời điểm mở rộng đào tạo tại trường.
Bảng 2.1: Đánh giá về mục tiêu đào tạo ở VHU
Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2
TT Nội dung Nhóm
đánh giá
Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1
- Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu đào tạo
SV 2.61 0.55
GV 2.64 0.58
2 - Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo
SV 2.02 0.64
GV 2.06 0.46
3 - Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo
SV 2.71 0.79
GV 2.75 0.76
4
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu đào tạo
SV 2.36 0.84 2.12 0.45 2.42 0.56
GV 2.42 0.86 2.21 0.44 2.46 0.52
Mức độ phù hợp của mục tiêu đào tạo: GV và SV đánh giá sự phù hợp là phù hợp (TBGV=2.02 và TBSV=2.06>2). Đánh giá trên cho thấy mức độ đáp ứng của mục tiêu đào tạo phần nào phản ánh đúng khả năng của GV, chuyên gia, và các cơ quan doanh nghiệp kết hợp cùng xác định, xây dựng, điều chỉnh mục tiêu đào tạo cho trường.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo mục tiêu đào tạo: GV và SV đánh giá xếp loại trung bình khá (2<TBGV=2.42 và TBSV=2.36<2.5), phù hợp (TBGV=2.21 và TBSV=2.12), và khá cần thiết (2<TBGV=2.46 và TBSV=2.42>2.5). Kết quả này đúng thực trạng ở trường về tổ chức kiểm tra, đánh giá như: thành lập hội đồng thi cuối khóa, thời điểm thi kết thúc môn học cuối học kỳ, trả nợ đầu học kỳ, ra đề, phản biện, và chấm thi, xử lý điểm bằng phần mềm máy tính, niêm yết điểm trên bảng thông báo.
Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo: GV và SV đánh giá xếp loại trung bình khá (2.5<TBGV=2.75 và TBSV=2.71<3). Trường đang thực hiện quy chế đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần (tín chỉ chưa triệt để), kiểm tra quá trình do GV tự quyết định, trường chưa tổ chức được Phòng khảo thí để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách. GV tổ chức lớp học chỉ có giáo trình, tài liệu tham khảo còn hạn chế, thiếu phòng học, lịch học bị gián đoạn hoặc học dồn.... Và những hạn chế này là lý do ảnh hưởng đến sự chưa hài lòng của SV và GV đánh giá về kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo.
2.2.2.2. Chương trình đào tạo
Thành phần trực tiếp thực hiện chương trình đào tạo là GV và SV thuộc khoa có chương trình đào tạo. Phó Hiệu trưởng phụ trách về đào tạo, phòng Quản lý đào tạo, Khoa, Bộ môn tại trường gián tiếp thực hiện chương trình qua chỉ đạo chung, bên cạnh đó có phòng Thanh tra giáo dục và Bộ phận Giám thị thuộc phòng Quản lý đào tạo theo dõi tiến độ dạy học hằng ngày để đảm bảo chương trình thực hiện nghiêm túc. Theo định kỳ hàng năm, Hội đồng khoa học và đào tạo của trường gồm: Ban Giám hiệu, đại diện khoa, phòng ban, và các chuyên gia ngành có phiên họp đánh giá chung về tình hình chương trình đào tạo ở trường.
Qua khảo sát mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về chương trình đào tạo của trường. Bảng 2.2 thể hiện kết quả như sau:
Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo: GV và SV đánh giá sự phù hợp là phù hợp (TBGV=2.16 và TBSV=2.07). Kết quả trên phản ánh đúng thực trạng năng lực GV của trường trong công tác phát triển chương trình đào tạo như: tổ
trưởng bộ môn chọn GV có năng lực để soạn giáo trình và đề cương chi tiết môn học, họp hội đồng khoa học và đào tạo cấp khoa theo định kỳ chỉnh sửa chương trình theo yêu cầu tổ bộ môn và khoa.
Bảng 2.2: Đánh giá về chương trình đào tạo ở VHU
Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2
TT Nội dung Nhóm
đánh giá
Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết
TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC
1
- Chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo SV 2.07 0.57 GV 2.16 0.51 2 - Tính hợp lý của chương trình đào tạo (về nội dung, khối lượng kiến thức, trình tự phân bổ môn học,…)
SV 2.55 0.68
GV 2.67 0.66
3
- Chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn
SV 3.10 1.02 1.98 0.55
GV 3.05 1.01 2.03 0.49
4
- Sự cần thiết phải cải tiến chương trình đào tạo
SV 2.48 0.44
GV 2.45 0.41
5 - Thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc
SV 3.56 0.87 1.98 0.42 2.58 0.56
GV 3.80 0.84 2.05 0.50 2.56 0.55
Đánh giá về tính hợp lý của chương trình về nội dung và khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình và trình tự phân bổ các môn học: GV và SV đánh giá ở mức tương đối khá (2.5<TBGV=2.67 và TBSV=2.55<3). Như vậy, chương trình đào tạo đưa vào áp dụng cơ bản đã được SV chấp nhận về tính hợp lý. Tuy nhiên, một vài ý kiến khác cho rằng, khối lượng kiến thức quá nhiều (hiện nay, chương trình đào tạo một ngành của trường áp dụng cho một khóa học 04 năm khoảng 185 đơn vị học trình, trong khi ở các nước Nhật, Mỹ, Thái Lan … dao động trong khoảng từ 130 – 150 đơn
vị học trình) và còn sử dụng các giáo trình cũ, lạc hậu, chưa cập nhật kịp thời các thành tựu mới.
Chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV=3.05 và TBSV=3.10>3), từ tương đối phù hợp đến phù hợp (TBGV=2.03>2, 1.5<TBSV=1.98<2). Kết quả đánh giá cho thấy việc phát triển chương trình đào tạo ở trường có kết hợp thăm dò địa phương, cơ quan, doanh nghiệp về những công việc, nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng hiện tại và hướng đầu tư của các đơn vị này. Nhưng thực tế SV học tập còn thiếu điều kiện thực hành, chỉ dẫn thực tế của GV cho nên nhận định của SV về chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn chưa đạt tới mức hợp lý như GV là đúng.
Thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc: GV và SV đánh giá xếp loại khá tốt (3.5<TBGV=3.80 và TBSV=3.56<4), tương đối phù hợp (TBGV=2.05 và TBSV=1.98>2), và khá cần thiết (TBGV=2.56 và TBSV=3.58>2.5). Với kết quả trên cho ta thấy nhà trường đã có nỗ lực thực hiện chương trình: GV đăng ký môn dạy, tổ bộ môn xem xét duyệt người phụ trách môn dạy, khoa và phòng đào tạo kết hợp lên lịch dạy theo chương trình, GV lên lớp dạy theo giáo trình quy định và theo lịch đã công bố, phòng Thanh tra kết hợp với Tổ giám thị giám sát và kiểm tra sổ giảng dạy hằng ngày.
2.2.2.3. Phương pháp tổ chức dạy - học
Quán triệt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng đào tạo của ngành giáo dục, trong nhiều năm qua trường đại học Văn Hiến TP. HCM liên tục tuyên truyền, phổ biến về đổi mới phương pháp dạy - học sâu rộng đến toàn thể GV, SV trong trường. Trường đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội nghị nghiên cứu khoa học về thực trạng dạy và học ở Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM, đặc biệt, trong hai năm học 2004 – 2005, 2009 – 2010 hội nghị khoa học về đổi mới phương pháp dạy - học trong toàn trường được hầu hết GV và SV nhiệt tình tham gia, cũng trong 2 năm này, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy và học có giá trị cao đã được ứng dụng trong thực tiễn. Bên cạnh đó, trường còn tổ chức các lớp chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV, cử GV đi tập huấn,
tham gia các chuyên đề, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy - học như tham gia hội thảo Đổi mới phương pháp dạy - học ở đại học và cao đẳng do Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức vào tháng 03 năm 2003; Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam tổ chức vào tháng 10 năm 2010, …. Hiện nay, trường đã và đang liên kết với trường ĐH Sư phạm TP. HCM tổ chức các lớp về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ hành chính văn phòng đào tạo cho cán bộ, GV trong và ngoài trường.
Quan điểm phương pháp học của sinh viên tại trường đại học Văn Hiến TP. HCM là nằm trong phương pháp dạy, hay phương pháp dạy chứa sẵn phương pháp học. Cho nên, giảng viên tổ chức giảng dạy như thế nào thì SV học như thế nấy. Ngoài giờ học trên lớp, ở nhà, đọc sách thư viện, SV còn được truy cập internet miễn phí trong khuôn viên trường. SV và GV cũng thường trao đổi hoặc gởi bài tập và hướng dẫn giải đáp thắc mắc qua mail. Cho nên những cách thức tiến hành tự học của SV ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM đã được quan tâm.
Thực tế khảo sát mức độ tốt, sự phù hợp, cũng như sự cần thiết về đổi mới phương pháp giảng dạy của GV và đổi mới phương pháp học tập của SV. Kết quả cho thấy như sau:
Bảng 2.3: Đánh giá về đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên ở VHU
Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2
TT Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Nhận thức của giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học SV 4.01 0.36 2.31 0.54 2.64 0.43 GV 4.05 0.34 2.35 0.47 2.51 0.41 2 - Sử dụng các PPGD hiện đại SV 3.03 0.68 2.16 0.55 2.25 0.49 GV 3.05 0.64 2.18 0.53 2.20 0.45 3 - Sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học SV 3.10 0.99 2.03 0.59 2.23 0.52 GV 3.08 0.91 2.02 0.51 2.21 0.44 4 - Phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên
SV 3.11 0.87 2.11 0.64 2.80 0.58
GV 3.16 0.83 2.15 0.61 2.65 0.67
chủ động, sáng tạo cho
sinh viên GV 2.70 0.98 2.06 0.82 2.05 0.54
6 - Tăng cường khả năng tự học của sinh viên
SV 2.66 0.96 2.02 0.52 2.22 0.55 GV 2.81 0.95 2.05 0.47 2.27 0.51 7 - Ứng dụng công nghệ thông tin SV 2.88 1.05 1.96 0.76 2.36 0.53 GV 2.86 0.99 1.99 0.47 2.35 0.49
Kết quả của Bảng 2.3 cho thấy:
Nhận thức của GV về đổi mới phương pháp dạy học: GV và SV đánh giá xếp loại tốt (TBGV=4.05 và TBSV=4.01>4), phù hợp (TBGV=2.35 và TBSV=2.31>2) và khá cần thiết (TBGV=2.51 và TBSV=2.64>2.5). Kết quả cho thấy, GV có thái độ tích cực tập huấn, tìm kiếm, tự nghiên cứu nhằm thay đổi phương pháp dạy học cho phù hợp, cần thiết theo chủ trương nhà trường về đổi mới phương pháp giảng dạy học.
Sử dụng các PPGD hiện đại; sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV và TBsv>3), phù hợp (TBGV và TBSV>2), và cần thiết (TBGV và TBSV>2). Nhận định trên cho thấy GV thể hiện tích cực vận dụng được kiến thức về các phương pháp giảng dạy hiện đại, phương tiện kỹ thuật dạy học trong bài giảng của mình và khả năng vận dụng như trên là phù hợp và cần thiết đối với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng giảng dạy của nhà trường.
Phát huy vai trò chủ đạo của GV: GV và SV đánh giá xếp loại khá (TBGV=3.16 và TBSV=3.11>3), phù hợp (TBGV=2.15 và TBSV=2.11>2), và cần thiết (TBGV=2.05, TBSV=2.08>2). Kết quả đánh giá này sát với thực tế phát huy vai trò chủ đạo của GV thời gian qua ở trường như việc xem trước giáo trình khi dạy, soạn tóm tắt bài giảng bằng Power Point, sử dụng máy chiếu thể hiện bài giảng, tích cực giảng bài, hệ thống bài giảng, đặt vấn đề trao đổi học tập, giải đáp thắc mắc …. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho SV; tăng cường khả năng tự học của sinh viên: GV và SV đánh giá xếp loại trung bình khá (2.5<TBGV và TBSV<3), phù hợp (TBGV và TBSV>2), và cần thiết (TBGV và TBSV>2). Đối chiếu với tình hình thực tế hoạt động nhà trường ta thấy có những hoạt động nỗ lực như: Tổ chức định kỳ biên soạn lại đề cương chi tiết môn học, giới thiệu sách tham khảo, giao bài tập, trao đổi nhóm, giải đáp bài tập qua email, thực tập thực tế, thí nghiệm, hỗ trợ GV hướng dẫn thực hành, thư viện tổ
chức cho SV tự tra cứu tài liệu trên mạng, lắp đặt wiless tạo điều kiện để SV sử dụng máy tính cá nhân truy cập mạng Internet. Mặc dù có nỗ lực của cả thầy và trò, tất cả các hoạt động trên đều xuất phát từ phương pháp giảng dạy của GV (phương pháp dạy có sẵn phương pháp học), nhà trường tạo điều kiện, hoặc kinh nghiệm riêng của từng SV nên cả hai đối tượng được khảo sát đều có mong muốn chung là quan tâm cải thiện hiệu quả hơn các công việc này theo yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường.
Ứng dụng công nghệ thông tin: GV và SV đều đánh giá xếp loại trung bình khá (2.5<TBGV=2.86, TBSV=2.88<3), tương đối phù hợp (1.5<TBGV=1.99 và TBSV=1.96<2), và cần thiết (TBGV=2.35 và TBSV=3.36>2). Thực tế ở trường, GV đều tự trang bị máy tính cá nhân phục vụ cho giảng dạy. Đa số GV dùng máy tính vào những công việc như: soạn bài giảng, bài tập, bài kiểm tra, đề thi; dùng phần mềm Power Point để thể hiện chữ cho SV chép, giải thích, và hình ảnh để minh họa cho bài giảng; tìm kiếm thông tin nâng cao trình độ dạy.
Bảng 2.4: Đánh giá về đổi mới phương pháp học tập của sinh viên ở VHU
Điểm trung bình: 2, phù hợp: 2, cần thiết: 2
TT Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ tốt Sự phù hợp Sự cần thiết TB ĐLC TB ĐLC TB ĐLC 1 - Nhận thức của sinh viên về đổi mới phương pháp dạy học
SV 3.25 0.97 2.10 0.52 2.02 0.64
GV 3.21 1.00 2.05 0.46 2.04 0.59
2
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập SV 3.25 0.96 2.16 0.49 2.26 1.12 GV 3.38 0.91 2.12 0.41 2.24 0.64 3 - Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên
SV 2.91 1.03 2.03 0.68 2.45 0.57 GV 2.87 0.99 1.98 0.58 2.46 0.54 4 - Khả năng tự học của sinh viên SV 3.02 1.06 2.19 0.64 2.43 0.61 GV 2.78 1.02 2.16 0.44 2.46 0.57
5 - Tính hiệu quả của phương pháp dạy học
SV 3.06 0.96 2.11 0.55 2.43 0.58
Kết quả của Bảng 2.4 cho thấy:
Nhận thức của SV về đổi mới phương pháp dạy học; tính hiệu quả của phương