Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)

Mục đích thăm dò: các giải pháp đề xuất được đưa ra thăm dò nhằm xác định

tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp. Trên cơ sở đó áp dụng có hiệu quả vào thực tế quản lý đào tạo.

Nội dung thăm dò: thăm dò khảo nghiệm các giải pháp theo các tiêu chí: tính

cần thiết, tính khả thi.

Tính cần thiết: là xem xét các giải pháp đưa ra ở mức độ cần thiết trong công

tác quản lý đào tạo của trường: chưa cần thiết, cần thiết, rất cần thiết.

Tính khả thi: tức là xem xét giải pháp được đưa ra ở mức độ phù hợp với lực

lượng vật chất và năng lực của nhà trường: chưa khả thi, khả thi, rất khả thi.

Kết quả thăm dò:

Những giải pháp đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học Văn Hiến TP. HCM dựa trên khảo sát đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM và thực tiễn giáo dục đại học Việt Nam như trên cần phải được đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá mức độ đáp ứng đổi mới trước khi triển khai tại trường. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp này với đội ngũ quản lý tham gia đánh giá, cụ thể là: Ban giám hiệu: 02 (hiệu trưởng, hiệu phó), cán bộ phòng ban: 14 (trưởng, phó phòng), cán bộ khoa: 24 (trưởng khoa, phó khoa, trưởng bộ môn, phó bộ môn). Nhận được kết quả Bảng 3.1

của Phụ lục cho thấy như sau:

Về tính cần thiết: kết quả khảo sát cho thấy tính cần thiết của các giải pháp đề xuất về nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM

được đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá xếp loại đạt ở mức từ 3.57 đến mức 4.75. Qua đó ta thấy kết quả đánh giá này cán bộ quản lý đánh giá xếp loại đạt chủ yếu tập trung ở mức 4, còn lại tập trung ở mức 3 như các giải pháp: Xây dựng thái độ, phong cách, phương pháp học tập cho sinh viên theo hướng tự học; Tổ chức quản lý sinh viên theo: lớp môn học, lớp sinh hoạt, đội ngũ cố vấn học tập, phần mềm giao dịch đào tạo bằng cổng điện tử, kiểm tra - đánh giá quá trình; Xây dựng văn hóa người học khuyến khích trách nhiệm, quyền lợi và tự quyết cao kế hoạch học tập của sinh viên; Tăng cường đánh giá quá trình, đánh giá định tính và sử dụng hiệu quả thông tin phản hồi về kiểm tra - đánh giá trong quá trình đào tạo.

Về tính khả thi: kết quả khảo sát cho thấy tính khả thi của các biện pháp đề xuất về nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM được đội ngũ cán bộ quản lý đánh giá xếp loại đạt ở mức từ 3.42 đến mức 4.35. Qua đó ta thấy kết quả đánh giá này cán bộ quản lý đánh giá xếp loại đạt chủ yếu tập trung ở mức 3, còn lại tập trung ở mức 4 như các giải pháp: Đào tạo theo nhu cầu xã hội; Bồi dưỡng kiến thức và cập nhật văn bản quy định về phát triển chương trình đào tạo; Cải tiến chương trình đào tạo; Đánh giá thực trạng: đội ngũ, công việc đào tạo niên chế, công việc đào tạo niên chế kết hợp với học phần theo nguồn nhân lực hiện tại của trường; Tổ chức tuyển dụng, đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên.

Kết quả thăm dò khảo nghiệm từng giải pháp rất khác nhau. Tuy nhiên tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp trên được đánh giá khá cao và khá đồng thuận.

Vẫn còn một tỷ lệ ý kiến nhất định chưa thực sự đồng thuận cao.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, chúng tôi đã đưa ra 07 nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo của Trường đại học Văn Hiến TP. HCM, trong đó chúng tôi đi sâu vào 02 nhóm giải pháp: Phát triển đội ngũ giảng viên và tăng cường quản lý đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo đây là 02 yếu điểm không chỉ của nhà trường mà còn là yếu điểm

của các trường đại học ngoài công lập hiện nay. Đồng thời, đây chính là 02 yếu tố căn bản để Bộ Giáo dục và đào tạo làm căn cứ giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm.

Trong 07 nhóm giải pháp đề xuất cũng đã thể hiện rõ nội dung, kế hoạch thực hiện cho từng giải pháp. Trong quá trình thực hiện cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện những giải pháp vừa phù hợp với nhu cầu chung, vừa sát hợp với nhu cầu và đặc điểm riêng của trường là việc làm không thể thiếu.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng các giải pháp đã được đề xuất thực sự có tính cần thiết và tính khả thi cao, và có thể vận dụng vào công tác quản lý của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 99 - 102)