Nhận xét về thực trạng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)

2.2.4.1. Ưu điểm

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại trường đại học Văn Hiến TP. HCM, ta thấy có những ưu điểm như sau:

Đa số các công tác về đào tạo và quản lý đào tạo được đánh giá: khá, phù hợp, và cần thiết.

Bên cạnh đó ta còn thấy, một số công tác về đào tạo và quản lý đào tạo được đánh giá nổi bật, thống nhất cao như sau:

+ Sự cần thiết của việc xác định mục tiêu đào tạo. + Thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc.

+ Nhận thức của giảng viên về đổi mới phương pháp dạy học. + Phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên.

+ Trình độ chuyên môn của giảng viên + Năng lực sư phạm

+ Phẩm chất nghề nghiệp

+ Kiểm tra, đánh giá quá trình học tập + Kiểm tra đánh giá kết thúc môn học + Các hình thức kiểm tra đánh giá + Mức độ nghiêm túc kiểm tra, đánh giá + Đánh giá về công tác quản lý điểm, học vụ

+ Sự cần thiết phải thay đổi hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ + Sự cần thiết của công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, giảng viên + Quản lý đề thi.

+ Tổ chức coi thi, giám sát thi.

Nhìn chung, cơ chế quản lý tập trung, thống nhất, đồng bộ được thực hiện nghiêm túc trong toàn trường, chấp hành tốt các quy định của nhà nước. Ta thấy công tác đào tạo và quản lý đào tạo về ưu điểm được đánh giá nổi bật nhiều nhất là từ khá, khá tốt đến tốt để đảm nhận công việc của nhà trường. Và tất cả các công tác này cần phải có những biện pháp hợp lý để duy trì, phát triển, và hỗ trợ các mặt công tác còn hạn chế trong từng giai đoạn phát triển đào tạo nhà trường theo yêu cầu đổi mới giáo dục đại học của đất nước, nhu cầu xã hội, và hội nhập giáo dục đại học quốc tế.

2.2.4.2. Hạn chế

Qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại trường đại học Văn Hiến TP. HCM, ta còn thấy những hạn chế về công tác đào tạo và quản lý đào tạo như sau:

Có rất ít công tác về đào tạo và quản lý đào tạo ở trường đạt được mức tốt trở lên hoặc trên mức phù hợp.

Quá nhiều công tác về đào tạo và quản lý đào tạo được đánh giá ở mức khá, phù hợp, và cần thiết. Thậm chí có công tác đào tạo và quản lý đào tạo chưa đạt mức trung bình theo yêu cầu như:

+ Đội ngũ giảng viên đáp ứng phù hợp với quy mô đào tạo + Hệ thống phòng học

+ Phòng máy tính, thực hành, thí nghiệm

Các công tác đào tạo và quản lý đào tạo được đánh giá ở mức trung bình đến trung bình khá như:

+ Kết quả thực hiện mục tiêu đào tạo

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu đào tạo

+ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho sinh viên + Tăng cường khả năng tự học của sinh viên

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy + Chất lượng tuyển sinh

+ Các vấn đề về phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý: Tuyển dụng, bổ nhiệm; Phân công công tác; Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; Kiểm tra, đánh giá cán bộ.

+ Quản lý thư viện

+ Quản lý hoạt động tự học của sinh viên + Công tác xây dựng, mua sắm

+ Công tác bảo quản, sửa chữa

+ Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất phương tiện

Các công tác về đào tạo và quản lý đào tạo đánh giá chênh lệch nhiều giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện:

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu đào tạo.

+ Phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo cho sinh viên + Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của sinh viên + Tăng cường khả năng tự học của sinh viên

+ Tổ chức bồi dưỡng và hội thảo theo chuyên đề + Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu

+ Khả năng tự học của sinh viên + Ứng dụng công nghệ thông tin

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập Các công tác về đào tạo và quản lý đào tạo chưa đạt tới phù hợp:

+ Chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn + Thực hiện chương trình đào tạo nghiêm túc

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy + Đội ngũ giảng viên đáp ứng phù hợp với quy mô đào tạo

+ Chất lượng tuyển sinh + Hệ thống phòng học

+ Thư viện

+ Mức độ phù hợp của hình thức tổ chức đào tạo hiện nay + Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo

+ Thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình đào tạo + Tuyển dụng, bổ nhiệm đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý

+ Kiểm tra, đánh giá cán bộ + Quản lý thư viện

+ Quản lý hoạt động tự học của sinh viên + Công tác xây dựng, mua sắm

Nhìn chung còn tồn tại một số công tác chưa đạt yêu cầu theo mức độ thực hiện lẫn sự phù hợp. Có quá nhiều công tác đạt ở mức khá khó nâng lên mức từ tốt hơn, chương trình đào tạo và hình thức tổ chức đào tạo đáp ứng thấp nhu cầu thực tế dạy học ở trường. Cơ sở vật chất, thư viện, phương tiện, điều kiện cho thí nghiệm, thực hành, nghiên cứu, tự học còn thiếu. Quản lý tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo ở sinh viên còn yếu. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường độ làm việc của người học và phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên phục vụ đào tạo còn chưa phù hợp. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chậm tiến bộ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo mục tiêu đào tạo chưa đạt được hiệu quả như mong muốn của nhà trường và xã hội.

2.2.4.3. Nguyên nhân

Cơ chế quản lý loại hình trường dân lập có nhiều hạn chế, chưa rõ ràng trong việc phân định trách nhiệm và khối tài sản chung, vì vậy việc kêu gọi hợp tác đầu tư từ bên ngoài vào trường gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết kéo dài trong tổ chức “đầu não” của trường - Hội đồng quản trị ở các nhiệm kỳ vừa qua làm ảnh hưởng đến hoạt động của trường và gây hạn chế trong việc điều hành của hiệu trưởng.

Là trường đại học ngoài công lập, không được nhà nước hỗ trợ ngân sách, vì vậy tài chính của trường rất eo hẹp, nguồn thu chủ yếu là từ học phí của sinh viên. Việc đầu tư xây dựng mới trường lớp và tăng cường trang thiết bị phục vụ giảng dạy

và học tập là một trở ngại lớn đối với nhà trường. Đến nay sau gần 15 năm đi vào hoạt động, trường vẫn chưa có cơ sở riêng, toàn bộ cơ sở hiện nay của trường đều thuê mướn, trang thiết bị, thư viện, tài liệu thiếu thốn, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo cũng như các hoạt động khác của trường.

Trường có đội ngũ cán bộ giảng viên chất lượng, nhiệt tình và tâm huyết về giáo dục. Được thành lập bởi các nhà khoa học có uy tín và tâm huyết về giáo dục, vì thế ngay từ khi mới thành lập, trường đã thu hút được rất nhiều giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ và kinh nghiệmnghỉ hưu từ các trường công lập về làm việc. Tuy nhiên, đội ngũ hiện nay có hạn chế là độ tuổi trung bình cao và thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể phát triển về quy mô, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên.

Các năm gần đây, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm liên kết, hợp tác với các trường, doanh nghiệp để mở rộng quy mô đào tạo và đào tạo sát với đời sống, sản xuất.

Do ảnh hưởng của các quy chế về đào tạo, tuyển sinh, quy định về xây dựng chương trình của Bộ GD&ĐT nên dẫn đến công tác đào tạo và quản lý đào tạo khó nâng cao hiệu quả tồn tại nhiều năm ở các trường đại học của nước ta, như một số qui định sau đây:

+ Chưa giao quyền tự chủ cho các trường, trong đó có quyền tự chủ về tuyển sinh

+ Phương thức tuyển sinh “3 chung” hiện nay có nhiều hạn chế và bất cập + Chất lượng đầu vào của các trường ngoài công lập thấp

+ Chương trình khung quy định quá nhiều các học phần bắt buộc, ít học phần tự chọn

+ Học không đạt thi nhiều lần.

Khối lượng kiến thức nhiều, khó thay đổi, nặng lý thuyết và hình thức lên lớp, lịch thực hiện chương trình do nhà trường ấn định sẵn, nội dung chương trình điều chỉnh không theo kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật và ứng dụng thực tiễn. Những môn

chuyên ngành vẫn còn mời thỉnh giảng ở một số trường đại học lớn dẫn đến khó khăn về quản lý giảng viên thỉnh giảng, chất lượng, thời gian thực hiện chương trình.

Mặc dù chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng mềm dẻo, linh hoạt theo học chế tín chỉ, nhưng phương thức tổ chức đào tạo nhà trường vẫn còn thiên về niên chế có kết hợp với học phần, chưa phát huy đúng như yêu cầu của chương trình, do gặp khó khăn về cơ sở vật chất và số lượng đội ngũ giảng viên.

Lực lượng đội ngũ giảng viên cơ hữu mỏng, chiếm tỷ lệ thấp, vì vậy việc quản lý giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học.

Nhà trường chưa quản lý, đánh giá khâu tự học của sinh viên. Sinh viên phải theo lịch học của trường, và lịch học tập của sinh viên dày nên chưa cho phép sinh viên tự học cao. Kế hoạch giảng dạy, và thời gian lên lớp của giảng viên nhiều, thanh tra giờ lên lớp theo quy chế đào tạo chưa chặt chẽ, làm việc chỉ là hình thức nên chưa gây áp lực cho việc dạy theo hướng tự học. Việc trả lời thắc mắc trên lớp cho sinh viên cũng gặp khó khăn vì thời gian dành cho dạy vừa đủ, còn trả lời thắc mắc ngoài giờ học chưa có cơ chế thù lao, cũng như ràng buộc cụ thể đối với người dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy chưa tác động được sự tiến bộ của giảng viên sử dụng phương pháp mới, giảng viên thiếu kiến thức về liên ngành chưa đảm nhận dạy được nhiều môn, thiếu kỹ năng hỗ trợ và quản lý sinh viên tự học.

Quản lý thư viện chưa tạo được động lực góp ý mua sách từ giảng viên, không có tài liệu điện tử của giảng viên để sinh viên tham khảo, số lượng máy tính còn ít. Đội ngũ sửa chữa, bảo trì các thiết bị, mạng không được bồi dưỡng nâng cao khả năng xử lý dẫn đến xử lý công việc bị động, vì vậy còn xem nhẹ thiếu hụt thiết bị thực tập, thực hành, thí nghiệm dẫn đến có sinh viên phải làm chung với bạn khác.

Tổ chức kiểm tra đánh giá kết thúc môn học chưa tạo được động lực thật sự của việc dạy học, thiếu thông tin về quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Thầy không nhận ra đúng điểm yếu của trò, còn trò không biết chính xác mình có những điểm yếu nào, dẫn đến thầy trò làm việc thiếu thực tế. Vì thiếu thông tin quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo các bộ phận quản lý dạy và học chỉ quan tâm tiến độ triển khai kế

hoạch đào tạo, giờ giấc lên lớp của thầy và trò, điều kiện học có tương đối đầy đủ không, đi đến không có giải pháp quản lý điều chỉnh mục tiêu đào tạo đang diễn ra cho hợp lý.

Giảng viên yếu về ứng dụng phần mềm tin học vào việc hỗ trợ giảng dạy. Việc soạn thảo bài giảng chiếu chép thay cho đọc chép vẫn diễn ra hàng ngày. Nhà trường chậm đổi mới công tác hành chính thông qua giao dịch cổng điện tử. Vẫn chưa triển khai xây dựng thông tin, tài liệu điện tử về dạy học cho nên sinh viên khai thác thông tin trên mạng về trường rất hạn chế, chủ yếu là sử dụng chức năng tìm kiếm thông tin và đọc tài liệu trên internet, sinh viên thiếu kỹ năng báo cáo bằng máy tính, xa lạ trao đổi diễn đàn, sử dụng mail rất hạn chế. Chính vì thế nhà trường còn khó khăn về phát huy phong trào dạy học và học tập tích cực có sự hỗ trợ của máy tính và mạng thông tin đem lại.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tôi đã khảo sát thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo của trường đại học Văn hiến TP. HCM: từ mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức dạy học, đội ngũ cán bộ giảng viên, chất lượng đầu vào, cơ sở vật chất, phối hợp đào tạo, ... đến quản lý việc xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, quản lý đội ngũ giảng viên và hoạt động dạy học, quản lý việc kiểm tra đánh giá, quản lý cơ sở vật chất, quản lý phối hợp đào tạo giữa các bộ phận liên quan trong và ngoài trường. Quá trình khảo sát, chúng tôi lấy mẫu điều tra của cán bộ, giảng viên, nhân viên trường và sinh viên thuộc năm thứ 3, thứ 4. Sau đó dùng phương pháp thống kê SPSS for Windows để xử lý số liệu thu thập được. Trên cơ sở những khảo sát đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những yếu kém tồn tại trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo của nhà trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 77)