KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 106)

1. Kết luận

Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý đào tạo ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM đáp ứng nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Với vị trí là trường đại học ngoài công lập, thực hiện nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong luận văn thể hiện với những nội dung cụ thể:

- Trước hết, luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng. Trong phần này tác giả đã đi sâu phân tích đặc điểm của công tác quản lý đào tạo, qua đó làm rõ mục tiêu, nội dung đào tạo và các mối liên kết trong đào tạo và quản lý đào tạo.

+ Nhận thức được giáo dục đại học là nhiệm vụ hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đang tích cực thực hiện tốt chính sách “mở cửa” và đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới.

+ Xây dựng một nền giáo dục theo triết lý Xã hội học tập của thế kỷ XXI, để phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục chung của các nước tiên tiến trên toàn thế giới.

- Luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ở trường đại học Văn Hiến TP. HCM. Từ việc phân tích các kết quả và thành tựu đã đạt được của nhà trường, tác giả đã đi sâu chỉ ra những tồn tại cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, thể hiện ở các mặt hoạt động cụ thể như:

+ Xây dựng kế hoạch khung và chương trình đào tạo + Công tác đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên + Công tác xây dựng cơ sở vật chất

+ Công tác quản lý sinh viên

Từ việc đánh giá những khó khăn tồn tại trong thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ giáo dục đại học Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Tác giả đã chỉ rõ mục tiêu, nội dung và việc thực hiện từng giải pháp cụ thể. Trong chỉ đạo chung cần phải tổ chức phương hướng thực hiện tốt các giải pháp; động viên tính tự giác, tích cực của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên; đồng thời cần phải có quy định cụ thể, có thanh tra, kiểm tra đánh giá một cách khách quan các hoạt động đào tạo cả về định tính và định lượng.

2. Kiến nghị

Đảng và Nhà nước

Tập trung vào việc xây dựng một cơ chế quản trị phù hợp và cam kết tự do học thuật, chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển đổi mới toàn diện giáo dục đại học, chỉ đạo triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định giáo dục đại học, hoàn thiện môi trường pháp lý, tăng cường công tác kiểm tra - thanh tra, điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu nhân lực của đất nước trong từng thời kỳ.

Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và sức cạnh tranh của giáo dục đại học Việt Nam thực hiện các hiệp định và cam kết quốc tế.

Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có quan tâm đến các trường đại học ngoài công lập.

Bô Giáo dục và Đào tạo

Triển khai cuộc vận động đổi mới dạy và học ở đại học theo quan niệm mới về mục tiêu, nội dung, và phương pháp nhằm tạo nên con người có các loại tiềm

năng: học tập nghiên cứu sáng tạo, phát triển cá nhân gắn kết với xã hội, tự tìm và tự tạo việc làm.

Biên soạn, nhập và biên dịch, xuất bản giáo trình tiên tiến cho các môn học, liên kết các nguồn tư liệu giáo dục mở. Xây dựng trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm học liệu, thư viện điện tử cấp quốc gia hỗ trợ các trường đại học.

Xây dựng quy trình thích hợp để đánh giá giảng viên nói chung thông qua các nhà quản lý, các đồng nghiệp và sinh viên.

Khuyến khích phát triển các tổ chức kiểm định chất lượng ngoài có uy tín độc lập với Bộ GD&ĐT.

Huy động nguồn lực để đảm bảo hạ tầng mạng internet, kết nối hệ thống thư viện điện tử và cung cấp các phần mềm quản lý đào tạo cơ bản cho hệ thống giáo dục.

Trường đại học Văn Hiến TP. HCM

Xây dựng lộ trình chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo tín chỉ khi trường hội đủ yêu cầu về yếu tố đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi đế người học tích lũy kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở tại trường, các trường trong và ngoài nước.

Quan tâm đến cơ sở vật chất của nhà trường như: xây dựng mới trường lớp, tăng cường đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học. Song song đó, tăng cường bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên về số lượng và chất lượng, đảm bảo hợp lý tỷ lệ giảng viên/sinh viên theo quy định của Bộ GD&ĐT. Cần xem đây là 02 yếu tố then chốt, căn bản cho việc nâng cao chất lượng đào tạo cũng như phát triển của nhà trường.

Bổ sung nguồn tài liệu, học liệu và phát triển mạnh thư viện điện tử với kho tài liệu mở phong phú, đa dạng. Cần xem thư viện như “trái tim” của nhà trường đại học.

Quản lý sinh viên theo quản lý đổi mới phương pháp dạy tăng dần tính tự học của sinh viên: dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học, tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Chú trọng đánh giá trong suốt quá trình học tập, sử dụng nhiều phương pháp đánh giá đa dạng, khoa học và hiện đại.

Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của các bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục đại học.

Triển khai các hoạt động bồi dưỡng năng lực nghiên cứu của giảng viên đại học nhằm xây dựng phong cách nghiên cứu trong giảng dạy và từng bước thực hiện việc gắn kết mang tính bắt buộc giữa giảng dạy với nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng tiêu chuẩn sinh viên đánh giá giảng viên và giảng viên đánh giá cán bộ quản lý. Đồng thời có kế hoạch cụ thể phát triển nhân sự chuyên môn về lĩnh vực kiểm định chất lượng trong giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 102 - 106)