Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 80)

3.1.4.1. Nguyên tắc tính mục tiêu

Mục tiêu thường cụ thể, rõ ràng có thể đo lường được, có tính khả thi, tính thực tế. Vì vậy khi tiến hành lựa chọn các giải pháp phải đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

3.1.4.2. Nguyên tắc tính hệ thống

Hệ thống là tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường bên ngoài tạo nên tính chính thể của hệ thống.

Từ khái niệm trên, khi tiến hành lựa chọn các giải pháp phải bảo đảm tính gắn kết của các biện pháp với nhau, ảnh hưởng và tác động, thúc đẩy lẫn nhau, phù hợp với các quy định chung, có như vậy mới tạo ra được hệ thống các biện pháp có hiệu quả.

3.1.4.3. Nguyên tắc tính thực tiễn

Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính mục đích, mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

Lựa chọn các giải pháp phải xuất phát từ nhu cầu thực tế công tác đào tạo và quản lý đào tạo của trường trong điều kiện tình hình thực tế của trường hiện nay. Khi thực hiện các giải pháp phải đảm bảo tính khả thi cao. Các giải pháp phải phù hợp với đối tượng, sát thực, đáp ứng được mục tiêu chung của nhà trường trong công tác quản lý đào tạo.

3.1.4.4. Nguyên tắc tính chất lượng và hiệu quả

Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.

Tính chất lượng và hiệu quả của sự lựa chọn các giải pháp đó là: Giải pháp đề ra khi thực hiện phải đạt hiệu quả và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w