Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)

Mục tiêu của giải pháp

Trang bị những kiến thức công nghệ thông tin cần thiết nhất cho đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên để phát triển mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo.

Nội dung của giải pháp

Bồi dưỡng tin học cơ bản và ứng dụng cho giảng viên Xem trọng công tác thiết kế bài giảng điện tử

Tổ chức biên soạn và thu thập tài liệu điện tử

Nâng cao nhận thức và khuyến khích khai thác tài liệu điện tử Phát triển phần mềm quản lý trên mạng

Tổ chức thực hiện

Tập trung phát triển mạng máy tính, hình thành mạng giáo dục (Edu.net, Eoffice) bao gồm các mạng của đơn vị, cơ sở giáo dục được kết nối thông tin lại với nhau qua đường trục Internet quốc gia để phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý.

Tổ chức đăng ký học tập qua mạng, giao dịch qua cổng thông tin điện tử, họp, và hội thảo qua mạng.

Tập huấn cho giảng viên biết lợi ích, chức năng, và sử dụng được các phần mềm đơn giản đủ để liên kết, xây dựng nguồn tư liệu phù hợp với ý đồ dạy học của mình.

Thay đổi suy nghĩ của giảng viên về thiết kế bài giảng điện tử không giống như nhiều người nghĩ cái gì đưa vào máy tính, trình chiếu gọi là giáo án điện tử, từ đó hình thành một phương pháp dạy học mới rất thụ động “phương pháp nhìn chép” hay “phương pháp đọc chép”. Mà bài giảng điện tử phải hấp dẫn qua các kênh thông tin đa dạng và phong phú: nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh tĩnh, động, các đoạn video clip sống động, mô hình phỏng, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để minh họa hoặc chứng minh. Đặc biệt bài giảng điện tử ở mức khó nhất là các chuyên gia giảng dạy thiết kế một chương trình hóa để người học tự lựa chọn học. Để giảng viên thấy được ý nghĩa biến đổi quá trình người học nhận thức các kiến thức trừu tượng thành quá trình tự người học lĩnh hội kiến thức mới một cách hào hứng, tích cực.

Bộ môn tổ chức trao đổi để giảng viên đi đến thống nhất những yêu cầu cơ bản cần phải có trong từng bước của qui trình thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử sau đây: xác định mục tiêu bài giảng, xác định đồ dùng dạy học, lựa chọn phương pháp dạy học, xác định các hoạt dộng dạy học.

Quản lý các bộ phận đào tạo phải thấy những khó khăn và nỗ lực của giảng viên về thiết kế bài giảng điện tử. Và nhanh chóng định hướng, gợi ý, động viên, kích thích giảng viên nhằm điều chỉnh họ phát triển nội dung bài giảng điện tử theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Quản lý bộ môn kết hợp chặt chẽ với giảng viên quản lý đề cương điện tử giảng dạy, kế hoạch bài giảng, chất lượng bài giảng, thời gian trình chiếu, mức tiến độ tiến bộ, khả năng phát triển bài giảng điện tử, khen ngợi giáo viên có nhiều sáng kiến.

Quản lý nhà trường ban hành chủ trương, qui trình, chính sách, chế độ làm việc, tổ chức thi đua, khen thưởng cho công việc biên soạn và thu thập tài liệu điện tử. Đồng thời giao thư viện trường kết hợp với bộ môn, khoa chịu trách nhiệm chính về biên soạn và thu thập tài liệu điện tử như: trang web cá nhân, đề cương môn học, bài giảng, giáo trình, địa chỉ liên kết cụ thể đến các nguồn dữ liệu mở trên mạng internet liên quan đến bài giảng.

Nhà trường phát triển thư viện mạnh các chức năng quản lý thư viện điện tử. Thư viện phải thành lập bộ phận cán bộ, nhân viên nắm bắt kỹ năng kỹ thuật quản lý thông tin trên mạng máy tính như: sử dụng máy quét tài liệu, tài nguyên điện tử, tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến, sách điện tử, biên mục tài liệu điện tử, mục lục trực tuyến, hệ thống mục lục trực tuyến, sở hữu trí tuệ, phát triển siêu tập tài nguyên điện tử, nội dung thư viện điện tử, kho tài nguyên học tập...

Khuyến khích giảng viên không ngừng nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài liệu bổ sung, phương pháp, hình thức triển khai mới cho bài giảng của mình hướng người học vào quá trình tìm kiếm và xử lý thông tin, hay đưa ra phương án để giải quyết nội dung bài học. Đồng thời tập cho sinh viên thói quen tự chọn cho mình cách thức, cấp độ và tốc độ giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác, liên kết đường dẫn trong tài liệu điện tử đến các kho dữ liệu liên quan đến bài giảng.

Tổ chức hội thảo toàn trường về mức độ chức năng cần phát triển phần mềm về đăng ký học tập trên mạng, và cổng điện Portal về giao tiếp hành chính. Thành lập tổ phát triển phần mềm chịu trách nhiệm chính về phát triển phần mềm theo yêu cầu của trường.

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn, vận hành thí nghiệm, đánh giá rút kinh nghiệm, vận hành chính thức về phần mềm đăng ký kế hoạch học tập, cổng điện tử Portal giao

tiếp hành chính. Thường xuyên sử dụng phòng hội thảo trực tuyến của trường vào họp tháng, họp quý, hội thảo học tập và khoa học.

Phát triển và khuyến khích những giảng viên có năng lực cao về chuyên môn và cả kiến thức lập trình, để xây dựng chương trình hóa dạy học cho sinh viên tự tổ chức, tự lựa chọn nhánh kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của mình. Trong vài trường hợp đặc biệt, giảng viên có thể hướng dẫn một số vấn đề qua diễn đàn trên mạng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo tại trường đại học văn hiến thành phố hồ chí minh (Trang 96 - 99)