Giải pháp quản lý việc đảm bảo các điều kiện về CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 92)

thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy học

3.2.6.1. Vai trò, ý nghĩa

CSVC, TBDH là điều kiện cần thiết để phục vụ hoạt động cho hoạt động dạy học trong nhà trường, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới PPDH. Vì thế, cần có sự đầu tư mạnh mẽ về CSVC, TBDH trong các trường tiểu học nhằm đáp ứng mục đích GD&ĐT con người phát triển toàn diện.

Thực tiễn cho thấy CSVC, TBDH chỉ phát huy được tác dụng khi được quản lý, sử dụng có hiệu quả. Do đó đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, điều quan trọng là phải chú trọng đến quản lý, sử dụng và bảo quản thật hợp lý, hiệu quả.

3.2.6.2. Nội dung chủ yếu

* Xây dựng kế hoạch tài chính, nhằm sử dụng hệ thống CSVC, TBDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, cụ thể:

+ Đảm bảo CSVC, trường lớp đầy đủ, đồng bộ, tạo cảnh quan, môi trường sư phạm, có sân chơi, bãi tập, vườn thực hành.

+ Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các tạp chí chuyên ngành.

+ Trang bị đầy đủ phòng học bộ môn, phòng máy vi tính, phòng học ngoại ngữ.

+ Trang bị đầy đủ về TBDH, phương tiện kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu về đổi mới PPDH.

* Huy động các nguồn lực tài chính từ cộng đồng để tăng cường CSVC, TBDH đầy đủ, đồng bộ và từng bước hiện đại.

* Quản lý sử dụng và khai thác CSVC, TBDH.

3.2.6.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

Hiệu trưởng phải làm cho GV và HS thấy rõ mối quan hệ giữa CSVC, TBDH với việc đổi mới PPDH, đồng thời trên cơ sở đề án phát triển nhà trường, căn cứ vào nguồn kinh phí huy động từ các nguồn: ngân sách nhà nước, tiết kiệm chi, xã hội hóa v.v, nhà trường có kế hoạch đầu tư trong từng năm từng bước hoàn thiện hệ thống CSVC, TBDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại thực trạng CSVC, TBDH trong nhà trường vào cuối năm học để có kế hoạch tham mưu với các cấp QLGD đầu tư ngân sách, trang bị CSVC, TBDH hay phát động phong trào GV tự làm đồ dùng dạy học

Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH hiện có cũng như đồ dùng dạy học tự làm.

Xây dựng nội quy, quy chế sử dựng, lập hồ sơ bảo quản, quản lý trang thiết bị.

Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên thư viện.

Mời Chuyên gia về báo cáo, bồi dưỡng đội ngũ GV về cách sử dụng TBDH phục vụ trong việc đổi mới PPDH, cách bảo quản, cách khai thác tài nguyên qua mạng Internet phục vụ dạy học.

Tổ chức tham quan học tập các trường có CSVC và phương pháp quản lý tốt.

Tổ chức hội thi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học; hội thi GV tự làm đồ dùng dạy học, kết hợp khen thưởng các đồ dùng dạy học sáng tạo, có giá trị sử dụng.

Ngoài phòng thư viện của trường, cần trang bị mỗi lớp học một tủ sách, TBDH để GV thuận lợi trong quá trình giảng dạy.

Thực hiện tốt chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất để ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các TBDH. Nhân viên thư viện lập sổ theo dõi, ghi chép việc GV mượn, trả TBDH hàng năm và báo cáo định kì theo tuần, tháng, năm.

Việc đầu tư tăng cường CSVC, TBDH phải được quan tâm và tiến hành thường xuyên và có kế hoạch chi tiết về nguồn lực tài chính, các bước thực hiện.

Trên sở sở kế hoạch của nhà trường, Hiệu trưởng cần thường xuyên tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương, UBND huyện, Phòng GD&ĐT trong việc cấp kinh phí đầu tư xây dựng CSVC, các phòng chức năng và mua sắm bàn ghế, TBDH đảm bảo đúng theo yêu cầu của Trường Chuẩn Quốc gia. Song song đó, Hiệu trưởng tham mưu tốt với các ban ngành

đoàn thể, các công ty, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đặc biệt là vai trò của Ban đại diện Cha mẹ HS cùng tham gia hỗ trợ tích cực các công trình phục vụ công tác dạy và học.

Quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSVC, mua sắm TBDH.

Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên phụ trách từng công việc; có theo dõi và kiểm tra, kiểm điểm rõ ràng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 89 - 92)