Giải pháp quản lý việc dự giờ và phân tích đánh giá giờ lên lớp, đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)

lớp, đổi mới PPDH

3.2.3.1. Vai trò, ý nghĩa

Giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học để thực hiện mục tiêu dạy học. Giờ lên lớp thể hiện rõ nhất trách nhiệm và năng lực của người GV.

Dự giờ, phân tích, đánh giá giờ lên lớp để chỉ đạo hoạt động dạy học là chức năng trọng tâm của Hiệu trưởng. Biện pháp dự giờ, phân tích giờ lên lớp cũng là biện pháp quan trọng hàng đầu trong quản lý giờ lên lớp.

Qua việc dự giờ và phấn tích, nhận xét đánh giá giờ lên lớp, vừa giúp GV phát huy những ưu điểm, mặt mạnh, khắc phục mặt tồn tại, yếu kém về nội dung, phương pháp giảng dạy của mình vừa giúp hiệu trưởng biết được trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của GV để xây dựng có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thật hợp lý.

Cần xác định các PPDH ở tiểu học là các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, thông qua hoạt động mà tìm hiểu và giải quyết vấn đề, thực hiện các nhiệm vụ nhận thức qua hoạt động với sự chỉ đạo của GV mọt cách có hiệu quả nhất. Việc đổi mới PPDH góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung chủ yếu

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch thăm lớp dự giờ thật cụ thể (nêu rõ mục đích, yêu cầu về nội dung và phương pháp); xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới nhưng phải trên cơ sở văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy của Bộ GD&ĐT. điều cần lưu ý là không dựa vào ý kiến chủ quan, kinh nghiệm của bản thân để từ đó áp đặt vào quá trình kiểm

tra, mà cần phải tranh thủ trí tuệ của tập thể, trên tinh thần công khai, dân chủ để xây dựng chuẩn.

Lãnh đạo và quản lý đổi mới PPDH tập trung vào đổi mới cách dạy của GV và cách học của HS, làm cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nội dung bài học và tích cực tìm tòi, phát hiện ra nội dung mới, giúp HS được suy nghĩ, hành động và hợp tác trong học tập, được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình.

3.2.3.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

* GV phải có kế hoạch (cả năm và từng bài) để giúp HS đạt được mục tiêu của giáo dục theo đúng năng lực của từng cá nhân. Vì vậy, GV phải là người tổ chức, hướng dẫn để HS tham gia thực hiện kế hoạch. GV phải phối hợp chặt chẽ với HS khi thực hiện kế hoạch, hỗ trợ HS để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng mới. Cần quan tâm đúng mức tới môi trường học tập của HS vì nó có tác động nhất định đến quá trình dạy và học.

* Xây dựng và tổ chức cho đội ngũ CBQL, GV trao đổi chuẩn đánh giá giờ dạy theo hướng đổi mới PPDH. Việc xây dựng chuẩn đánh giá có thể được tiến hành theo các bước sau:

+ Căn cứ các văn bản hướng dẫn, tình hình thực tế của trường, rút kinh nghiệm các năm học trước để xây dựng dự thảo chuẩn đánh giá giờ dạy.

+ Tổ chức cho tập thể trao đổi, góp ý.

+ Căn cứ trên cơ sở góp ý, bổ sung của đội ngũ, Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh.

+ Cuối cùng, Hiệu trưởng quyết định ban hành chính thức về Chuẩn đánh giá, thông báo công khai trong đơn vị.

* Tổ chức dự giờ (theo kế hoạch và đột xuất), dự giờ theo chuyên đề về đổi mới phương pháp, sau đó tiến hành nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm ngay sau khi dự giờ và có so sánh kết quả so với đợt trước.

* Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện theo kế hoạch dự giờ của các tổ chuyên môn thông qua sổ dự giờ, sổ họp tổ và qua báo cáo kết quả công tác tuần, tháng của các tổ khối.

* Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kỹ năng soạn bài theo hướng thiết kế các hoạt động học tập của HS theo hướng tích cực qua hệ thống câu hỏi và tổ chức luyện tập, thực hành; hay bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại.

* Khuyến khích GV soạn giảng giáo án điện tử phù hợp với nội dung bài dạy và gây hứng thú, thích thú cho HS tham gia xây dựng bài, song song đó là thực hiện tốt công tác sơ kết, tổng kết sau mỗi phong trào, có đánh giá và khen thưởng kịp thời.

* Đưa nội dung thực hiện việc đổi mới PPDH vào tiêu chuẩn thi đua với các tiêu chí cụ thể sau khi đã được thống nhất trong tập thể.

* Hiệu trưởng phải nắm được lý luận dạy học và nội dung về bài học, phải nắm được một số quan điểm trong phân tích sư phạm bài học. Có kế hoạch dự giờ cụ thể, thực hiện chuẩn đánh giá tiết dạy đúng quy định. Đầu tư CSVC, thiết bị, phương tiện dạy học, tạo điều kiện cho GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả. Tổ chức đánh giá thi đua một cách công bằng, khách quan và công khai; khen thưởng đúng người, đúng việc.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 81 - 84)