Giải pháp quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 81)

kế hoạch hoạt động dạy học

3.2.2.1. Vai trò, ý nghĩa

Với tư cách là người lãnh đạo và chịu trách nhiệm cao nhất trong nhà trường, hiệu trưởng phải nắm vững chương trình và tổ chức GV tuân thủ một cách nghiêm túc. Vì chương trình là văn bản pháp quy phải thực hiện đầy đủ để hướng tới việc thực hiện mục tiêu cấp học.

Quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động dạy học của GV là quản lý việc dạy đúng và đủ chương trình theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Trong quá trình quản lý, chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, nó có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động của quản lý công tác xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung của mục tiêu, là căn cứ để kiểm tra - đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý công tác thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, nhằm đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý nhà trường. Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo.

3.2.2.2. Nội dung chủ yếu

Nội dung kế hoạch cần chi tiết, cụ thể bao gồm: kế hoạch thời gian dạy học trong một năm học, thời khóa biểu, giáo án, kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thời khóa biểu là kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện chương trình trong mỗi tuần, mỗi ngày.

Giáo án là kế hoạch chi tiết việc thực hiện nội dung của mỗi môn học, bài học, đảm bảo trọng tâm về nội dung kiến thức, kỹ năng bài học, phải thể hiện được các hoạt động của GV và của HS nhằm đạt được mục tiêu bài học đặt ra. Để có được một một bài soạn tốt, GV cần phải: nắm vững chương trình, mục tiêu, yêu cầu của môn học, bài học; hiểu yêu cầu, nội dung sách giáo khoa và mức độ kiến thức cần dạy phù hợp với HS của lớp; biết được đối tượng HS về trình độ kiến thức, kỹ năng của từng em và các vấn đề tâm sinh lý, hoàn cảnh để bài học đạt kết quả tốt nhất.

Kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp với đầy đủ các nội dung: mục tiêu, thời gian thực hiện, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện, các lực lượng phối hợp tham gia,…

3.2.2.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

* Hiệu trưởng căn cứ vào nội dung chương trình các môn học, kế hoạch thời gian của Bộ và Sở GD&ĐT và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch thời gian dạy học và các hoạt động giáo dục khác tại đơn vị.

* Sắp xếp, phân công GV giảng dạy các lớp phù hợp với trình độ, năng lực dạy học của GV nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường.

* Chỉ đạo các tổ, bộ phận, cá nhân xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thời khóa biểu và giáo án giảng dạy của mỗi GV. Việc xây dựng thời khóa biểu phải bảo đảm tính khoa học, tính hợp lý trên cơ sở vì lợi ích của HS, vì chất lượng của nhà trường nhằm tạo điều kiện cho HS học tập và có kết quả tốt.

* Tiến hành thường xuyên công tác thăm lớp, dự giờ, vì đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất của người hiệu trưởng. Thăm lớp, dự giờ vừa kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình theo kế hoạch, vừa đánh giá được trình độ, năng lực giảng dạy của GV.

* Để quản lý tốt việc thực hiện các nội dung nêu trên, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ. Vì:

+ Công tác kiểm tra nội bộ trong trường học nhằm đánh giá toàn diện tình hình hoạt động nhà trường trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo

dục, quy chế chuyên môn; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết bảo đảm chất lượng giáo dục, v.v.

+ Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận trong nhà trường. Do đó, giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân, bộ phận; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời trong nội bộ. Có thể nói, kiểm tra nội bộ là yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

+ Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”.

CBQL phải nghiên cứu, nắm vững biên chế năm học, chương trình dạy học của từng môn ở từng khối lớp và cả cấp học.

Hiệu trưởng phải công khai các kế hoạch để mọi người được bàn bạc, thống nhất.

Huy động được sức mạnh tổng hợp của mỗi cá nhân, các tổ bộ phận và tập thể sư phạm trong nhà trường tham gia vào quản lý một cách phù hợp.

Thực hiện có hiệu quả việc kiểm tra, theo dõi và đôn đốc thực hiện kế hoạch, đồng thời bổ sung, điều chỉnh kế hoạch kịp thời để kế hoạch đảm bảo tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w