Giải pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 86)

học sinh

3.2.4.1. Vai trò, ý nghĩa

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một nội dung không thể thiếu trong quản lý hoạt động của GV, đây là khâu thứ ba trong ba khâu then chốt của quá trình sư phạm, đó là dạy, học và kiểm tra.

3.2.4.2. Nội dung chủ yếu

CBQL, GV nắm vững và nhận thức đúng đắn yêu cầu về Quy định đánh giá và xếp loại HS tiểu học để thực hiện trong quá trình chỉ đạo, giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HS, giúp HS học tập tự tin, biết được các mặt còn yếu kém để sửa chữa và phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em, kết hợp việc chấm điểm với nhận xét chi tiết.

Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra theo từng mạch kiến thức, từng giai đoạn kiểm tra đảm bảo đúng theo yêu cầu về Chuẩn kiến thức kỹ năng ở từng khối lớp, trong đó có chú ý đến yêu cầu phân hóa trình độ học tập của HS.

Tổ chức GV coi kiểm tra theo hình thức GV lớp trên coi kiểm tra lớp dưới để đảm bảo sự khách quan. Có nhiều dạng đề kiểm tra khác nhau như: tự luận, trắc nghiệm, v.v.

Tổ chức cho GV tự chấm bài kiểm tra của lớp mình để tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của HS, bài kiểm tra cần được rọc phách để đảm bảo tính khách quan, công bằng, nghiêm túc khi chấm bài, sau đó tổ chức cho GV lớp trên chấm xác suất một tỷ lệ nhất định để thẩm định chất lượng và nhận bàn giao chất lượng vào cuối năm học.

Khi chấm bài, GV cần ghi phần nhận xét rõ ràng, cụ thể, có như thế sẽ giúp các em tự nhận ra chỗ sai của mình và tự biết tìm kiếm những kiến

thức có liên quan. Vì hiện nay HS thường có thói quen chưa biết tự học, chờ GV giảng là chính. Bên cạnh đó cũng giúp cho HS tự rèn luyện thêm kĩ năng tự đánh giá và tự sửa lỗi, đồng thời qua lời nhận xét sẽ giúp GV có biện pháp khắc phục như cung cấp lại kiến thức bị mất cho HS khi gặp những bài tập có kiến thức liên quan hoặc có thể lưu ý hướng dẫn chậm hơn cho những HS chậm tiếp thu. Và cha mẹ HS cũng sẽ biết rõ được khả năng học tập thật sự của con em mình để cùng GV giúp các em tự sửa chữa dần dần những sai lầm về kiến thức và kĩ năng mà GV đã nhận xét.

Song song đó, GV cần hướng dẫn HS có kỹ năng tự đánh giá để các em tự điều chỉnh cách học của mình như nhận xét, đánh giá lẫn nhau qua câu trả lời hay bài làm của bạn trong các tiết học hàng ngày trên lớp.

3.2.4.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

Tổ chức quán triệt nội dung quy chế về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào mỗi lần kiểm tra định kỳ trong đội ngũ nhà trường cũng như phổ biến cho cha mẹ HS nắm vào đầu năm học.

Thông báo kết quả học tập của HS sau mỗi lần kiểm tra để cha mẹ HS biết rõ và cùng GV có kế hoạch khắc phục những tồn tại của các em.

Phân công từng GV ra các đề kiểm tra theo yêu cầu từng mạch kiến thức, từng giai đoạn kiểm tra và tiến hành khảo nghiệm, điều chỉnh để thành lập ngân hàng đề.

Xây dựng kế hoạch tổ chức, phân công GV coi, chấm bài kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc, công bằng khách quan.

Chỉ đạo các tổ, GV xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu kém sau mỗi lần kiểm tra với nội dung cụ thể. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về rèn luyện, phụ đạo HS yếu.

Hiệu trưởng cung cấp tài liệu chỉ đạo có liên quan về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS cho mỗi GV để làm cơ sở thực hiện.

Bồi dưỡng GV về kỹ năng soạn đề trắc nghiệm khách quan.

Đầu tư mua sắm các phương tiện kỹ thuật như máy vi tính, phần mềm soạn đề trắc nghiệm v.v. để lưu trữ và sử dụng có hiệu quả trong quá trình thực hiện.

Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, đánh giá thi đua một cách công minh, khen thưởng đúng người, đúng việc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 84 - 86)