dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; tham gia đánh giá, xếp loại GV theo quy định Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó.
Vì vậy, tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý đổi mới PPDH; là đầu mối để thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng; là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về PPDH mới thông qua việc học tập các chuyên đề v.v. Cho nên, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là nội dung đầu tiên, quan trọng nhất của quản lý PPDH.
Do đó, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn là kiểm tra tất cả các khâu hoạt động của tổ chuyên môn theo những nội dung nêu trên, cụ thể là kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, tự kiểm tra, đánh giá của tổ chuyên môn.
1.3.8. Quản lý CSVC và các trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy học dạy học
CSVC và TBDH trong nhà trường được hiểu là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật khác nhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục toàn diện con người trong nhà trường, gồm có 4 nhóm chủ yếu: trường sở, thiết bị dạy học và giáo dục, sách báo và đồ dùng HS bao gồm những đồ dùng, dụng cụ học tập của HS, bàn ghế HS [34, tr 90].
Theo tác giả Thái Văn Thành, nội dung cơ bản của quản lý CSVC và TBGD [34, tr 92, 93] là:
* Xây dựng và bổ sung thường xuyên để hình thành một hệ thống hoàn chỉnh CSVC và TBDH (trường sở, sách, thư viện và TBDH):
+ Xây dựng trường sở với các khối công trình, đặc biệt là hệ thống lớp học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng bộ môn.
+ Mua sắm TBDH theo yêu cầu của chương trình và kế hoạch trang bị của nhà trường.
+ Tổ chức tự làm, sưu tầm TBDH
+ Nếu kinh phí có hạn nên lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản trang bị trước; cần trang bị một số phương tiện nghe nhìn, đưa máy vi tính vào dạy học nhằm mục đích hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quá trình dạy học.
+ Phải có ké hoạch xây dựng, trang bị CSVC trước mắt và lâu dài bằng các nguồn lực khác nhau như: ngân sách nhà nước, nhân dân đóng góp, GV và HS tự làm.
* Duy trì, bảo quản CSVC và TBDH.
+ Bảo quản theo chế độ quản lý tài sản của Nhà nước như: thực hiện chế độ trách nhiệm, theo quy chế quản lý tài sản, thực hiện chế độ kiểm kê, kiểm tra.
+ Bảo quản theo chế độ đối với dụng cụ, vật tư, khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ … đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền như điện tử, máy tính, ...; cần có kinh phí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản.
+ Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản
* Sử dụng CSVC và TBDH: chúng ta khó thực hiện quá trình dạy học khi thiếu CSVC và TBDH. Nhưng không phải cứ có CSVC là tự nó phát huy hiệu quả sư phạm. Thực tiễn cho thấy, mỗi thiết bị đều phải thông qua việc sử dụng vào mục tiêu giáo dục, dạy học mới phát huy hiệu quả. Để sử dụng tốt cần có các điều kiện kèm theo:
+ CSVC và TBDH phải đủ về số lượng, tốt về chất lượng, được bảo quản tốt và đặc biệt được tổ chức quản lý sử dụng hợp lý.
+ Các điều kiện bảo đảm về kỹ thuật, môi trường (điện, nước, trang bị nội thất, …).
+ Việc sử dụng TBDH có liên quan đến nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thói quen của người sử dụng.
Như vậy, quản lý CSVC và TBDH là hệ thống các biện pháp tác động có mục đích của người CBQL từ việc xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ sung đến việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH sao cho có hiệu quả trong việc phục vụ đắc lực cho công tác GD&ĐT.
Một nội dung cần lưu ý trong quản lý CSVC và TBDH là bên cạnh việc phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý chuyên ngành giáo dục đồng thời phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế.