Giải pháp quản lý việc xây dựng đội ngũ CBQL, G

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)

3.2.5.1. Vai trò, ý nghĩa

Đội ngũ GV là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục đúng như tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng. Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, do vậy GV tiểu học có vị trí rất quan trọng. GV tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện hoạt động dạy và học có chất lượng. Do đó, muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thì trước hết phải chăm lo nâng cao chất lượng đội ngũ GV tiểu học.

Vì thế, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học nói riêng, chất lượng giáo dục tiếu học nói chung, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ ở mỗi đơn vị trường tiểu học và của ngành GD&ĐT huyện Củ Chi.

3.2.5.2. Nội dung chủ yếu

Hiệu trưởng có kế hoạch sử dụng và phân công đội ngũ GV phù hợp với chuyên môn đào tạo, năng lực, sức khỏe của mỗi người một cách hợp tình, hợp lý trên tinh thần vì chất lượng của nhà trường.

Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ và tổ chức thật tốt việc bồi dưỡng đội ngũ, cũng như kế hoạch theo dõi kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của GV nhằm tạo thành nề nếp để quá trình bồi dưỡng trở thành quá trình tự bồi dưỡng của mỗi CBQL, GV.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm là để củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giúp GV cập nhật kiến thức mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Trong đó tập trung vào các nội dung bồi dưỡng về đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của HS, về sử dụng trang thiết bị dạy học, về kỹ năng phân tích sư phạm bài dạy.

3.2.5.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

* Đầu mỗi năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng GV bao gồm Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, GV giỏi.

* Xây dựng nội dung bồi dưỡng với yêu cầu thiết thực ở đơn vị. Đa dạng hình thức bồi dưỡng như thông qua việc dự giờ, nhận xét tiết dạy; qua hoạt động của tổ chuyên môn; thông qua hội thảo, chuyên đề, hội thi, hội giảng; thông qua việc viết sáng kiến kinh nghiệm v.v.

* Chỉ đạo mỗi GV trên cơ sở đánh giá xếp loại về bản thân theo Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học đề có kế hoạch cụ thể về nội dung tự bồi

dưỡng trong thời gian tới. Và Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra, theo dõi và giúp đỡ GV khi cần thiết.

* Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV tại đơn vị theo định kỳ một cách nghiêm túc. Kịp thời động viên, khuyến kích và tuyên dương về mặt tinh thần lẫn vật chất nhằm động viên kịp thời những nỗ lực tự học, tự bồi dưỡng của cá nhân và tập thể sao cho có hiệu quả cao.

* Để công tác bồi dưỡng được hiệu quả, cần chú ý một số điểm trong cách thức thực hiện như sau:

+ Tổ chức cho đội ngũ GV nhận xét, đánh giá tiết dạy qua các chuyên đề, hội giảng cần thực hiện đúng theo chuẩn đánh giá giờ dạy mà nhà trường đã thống nhất và phải trên tinh thần giúp đỡ, học tập và chia sẽ kinh nghiệm và vì chất lượng của nhà trường.

+ Tổ chức các hội thi cần đảm bảo tính khách quan, đánh giá công bằng, chính xác, tạo động lực, niềm tin cho cán bộ GV.

+ Tổ chức viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cần được thực hiện nghiêm túc từ bước: đăng ký tên sáng kiến ngay từ đầu năm học và thông qua tổ chuyên môn; cuối năm tổ chức chấm điểm và nhận xét theo quy định; thông báo kết quả công khai. Các sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cần được nhân rộng và phổ biến rộng rãi trong đơn vị.

+ Nội dung hội thảo, chuyên đề cần được lựa chọn đề phù hợp với tình hình nhu cầu thực tế tại đơn vị; giao nội dung cho các cá nhân chuẩn bị cũng như theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân nghiêm cứu và thực hiện có hiệu quả; triển khai bồi dưỡng theo kế hoạch đã định; tổ chức đánh giá, điều chỉnh, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời.

+ Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng có kế hoạch định kỳ trong việc tham dự sinh hoạt chung với tổ chuyên môn để lắng nghe, giải quyết và chỉ đạo kịp thời về phương pháp giảng dạy cũng như các vấn đề khác có liên quan đến chuyên môn.

* Hiệu trưởng cần tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá hàng năm, đánh giá Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học.

* Hiệu trưởng cần sử dụng đội ngũ cần đúng người, đúng việc nhằm phát huy được năng lực, sở trường mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w