Nguyên tắc xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 72 - 74)

Việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động dạy học phải căn cứ trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu đồng thời phải hướng đến việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, khi đề xuất các giải pháp, chúng tôi căn cứ vào các nguyên tắc sau:

* Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải hướng vào quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

* Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và kế thừa

Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học phải được thực hiện một cách toàn diện, liên tục và có kế hoạch; phối hợp đồng bộ của nhiều mặt, nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Đồng thời phải trên cơ sở phân tích, tổng hợp tình hình thực tiễn về hoạt động giáo dục tiểu học nói chung và công tác quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để từ đó có sự điều chỉnh, tác động phù hợp, đúng lúc.

* Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi

+ Nguyên tắc này yêu cầu các giải pháp phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi trường tiểu học trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh; phù hợp với năng lực quản lý của CBQL, trình độ của GV ở các trường tiểu học.

+ Các giải pháp được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện, áp dụng rộng rãi vào thực tiễn hoạt động quản lý ở các trường tiểu học và góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời trên cơ sở của sự chuyển biến, kết quả của các hoạt động quản lý để khảo sát, kiểm nghiệm tính hợp lý, tính khả thi của các giải pháp đã sử dụng. Từ đó, các giải pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học được điều chỉnh, bổ sung và tiếp tục hoàn thiện, nâng lên thành lý luận mới. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất các giải pháp về quản lý hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường tiểu học huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Trong mỗi giải giải pháp, chúng tôi nhấn mạnh ba nội dung: vai trò, ý nghĩa của giải pháp đối với việc nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động dạy học; nội dung cụ thể của giải pháp và cách thức, điều kiện để thực hiện giải pháp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w