Giải pháp quản lý việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV về nâng cao chất lượng hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)

nâng cao chất lượng hoạt động dạy học

3.2.1.1. Vai trò, ý nghĩa

Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tại Điều 16 đã ghi “Cán bộ QLGD giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục"; là những người thực hiện nhiệm vụ “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau”; là tấm gương cho HS noi theo. Vì thế CBQL, GV phải nắm rõ và quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước và của ngành để thực hiện nhiệm vụ cao cả trong việc trồng người.

Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ CBQL, GV nhằm nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về những quan điểm, đường lối, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Bộ GD&ĐT; về vị trí, vai trò nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục; về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của người CBQL, của GV trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục của ngành nói chung và của nhà trường nói riêng. Qua đó tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động.

3.2.1.2. Nội dung chủ yếu

* Mặc dù qua điều tra cho thấy đội ngũ CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành GD&ĐT về những yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên công tác này phải luôn được duy trì và tiến hành thường xuyên với các nội dung sau:

+ Xây dựng và thực hiện nền nếp trong nhà trường và tổ chức thực hiện hưởng ứng hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, nhà nước tổ chức.

+ Xây dựng kế hoạch chi tiết về công tác bồi dưỡng nhận thức về chính trị tư tưởng, các chính sách của Đảng, Nhà nước và của và Ngành cho đội ngũ; bồi dưỡng đạo đức, lối sống, phẩm chất nhà giáo.

+ Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng dạy học trong nhà trường, đảm bảo vị trí, uy tín của nhà trường, GV đối với HS, cha mẹ HS và xã hội.

+ Tiếp tục quán triệt trong tập thể CBQL, GV thực hiện tốt cuộc vân động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tổ chức cho đội ngũ CBQL, GV học tập và trau dồi đạo đức nghề nghiệp; nắm vững Điều lệ trường tiểu học và Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc cuộc vận động “Hai không”, chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhầm lớp và chống vi phạm đạo đức nhà giáo.

3.2.1.3. Cách thức và điều kiện để thực hiện

Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong việc nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng: Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo về công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể từng thành viên; có sơ kết, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm ít nhất hai lần trong năm học.

Đầu mỗi năm học Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện trên cơ sở đảm bảo tính khả thi, phù hợp tình hình thực tế tại đơn vị, quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.

Lồng ghép các nội dung bồi dưỡng trong các buổi họp Hội đồng sư phạm, các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa , các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, nhân các ngày lễ lớn, … vừa mang tính tuyên truyền giáo dục, vừa mang tính thi đua lành mạnh trong GV và HS. Qua các hoạt động này, GV và

HS sẽ hiểu thêm về quê hương, đất nước; có ý thức về truyền thống dân tộc và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Song song đó, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát chặt chẽ; có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời trong từng giai đoạn tổ chức và biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân có tinh thần, thái độ và việc làm mang lại hiệu quả, đồng thời nhắc nhở, phê bình cá nhân thực hiện chưa tốt, mang tính đối phó.

Tổ chức nhận xét, tự phê bình và phê bình phải mang tính xây dựng, động viên; đánh giá xếp loại phẩm chất đạo đức nhà giáo hàng năm phải thực sự công bằng, dân chủ, giúp GV thấy rõ ưu khuyết điểm từ đó có kế hoạch phấn đấu trong thời gian tới.

Hiệu trưởng phải là người mẫu mực trong việc thực hiện các nội dung theo kế hoạch.

Thực hiện các chế độ, chính sách và tìm ra các giải pháp chăm lo thật tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ.

Tạo điều kiện cho CB, GV, NV được tham gia học tập lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị theo yêu cầu và sự phân bổ chỉ tiêu của cấp trên cũng như tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng nhận thức chính trị tư tưởng do cấp trên tổ chức nhằm quán triệt những Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự trong và ngoài nước.

Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm” trong nhà trường với những nội dung cụ thể. Thực hiện thật tốt và đầy đủ các nội dung quy định trong Hội nghị cán bộ viên chức. Động viên nữ CB, GV, NV tích cực tham gia phong trào phụ nữ “Hai giỏi” làm nòng cốt trong cuộc vận động xây dựng “Gia đình Nhà giáo văn

hóa” và xây dựng “Đời sống văn hóa trong trường học, cơ sở giáo dục”. Thực hiện tốt mục tiêu gia đình ít con (từ một đến hai con).

Vận động CB, GV, NV tích cực tham gia xây dựng Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên và định kỳ giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng đồng thời cùng với cấp ủy Đảng có kế hoạch bồi dưỡng, tu dưỡng từ đó kết nạp GV giỏi, chiến sĩ thi đua vào Đảng.

Tiếp tục tổ chức cho đội ngũ nghiên cứu lại 2 mục tiêu, 5 yêu cầu và 5 nội dung về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”.

Hiệu trưởng cần nắm vững các văn bản về chủ trương, nghị quyết của Đảng, những định hướng phát triển giáo dục của ngành từ cấp Bộ, cấp Sở và Phòng GD&ĐT.

Phối hợp với các phòng ban chuyên môn như: Phòng Tư pháp, Phòng GD&ĐT, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Ban Tuyên giáo để mời các chuyên gia, chuyên viên về báo cáo các nội dung có liên quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 74 - 77)