THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 63)

TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2..3.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL về công tác quản lý hoạt động dạy học ở tiểu học

Để tìm hiểu về mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về những yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 39 Hiệu trưởng về mức độ nhận thức của CB, GV đối với các chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành GD&ĐT về những yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học, kết quả 100% CBQL, GV thực hiện tốt.

Qua kết quả trên, cho thấy đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học đều nhận thức đúng đắn các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục; Hiệu trưởng triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo trong các lần họp Hội đồng sư phạm.

2..3.2. Thực trạng về quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học

Chương trình tiểu học là chương trình khung để đảm bảo sự thống nhất về dạy học và giáo dục trong phạm vi cả nước, nhưng được vận dụng linh hoạt theo đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, từng đối tượng HS. Do đó, người Hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch dạy học thật cụ thể, phù hợp với đối tượng HS trên cơ sở đảm bảo các quy định về nội dung, thời gian, kế hoạch giáo dục tiểu học do Bộ và Sở GD&ĐT quy định.

Qua khảo sát nội dung quản lý xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học đối với 39 Hiệu trưởng chúng tôi có được kết quả như sau: 79,5% tự đánh giá đạt mức độ tốt và 20,5% tự đánh giá đạt mức độ khá.

Nhìn chung, Hiệu trưởng quản lý khá tốt việc quản lý chương trình, kế hoạch dạy học.

Bảng 2.7. Kết quả quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động dạy học

TT Các nội dung quản lý hoạt động dạy học Mức độ đạt được (%) Tốt Khá Đạt

YC

Chưa ĐYC 1

Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị giờ lên

lớp của GV 66,7 33,3

2 Quản lý giờ lên lớp của GV 74,4 23,1 2,6 3 Quản lý việc đổi mới PPDH 64,1 20,5 15,4 4 Quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học 71,8 17,9 10,3

Qua bảng trên, ta thấy các đơn vị đã thực hiện tương đối tốt các nội dung. Bên cạnh đó cũng còn một số ít đơn vị quản lý chưa tốt nhất là về đổi mới PPDH và việc sử dụng trang thiết bị dạy học ở từng lớp.

2..3.4. Thực trạng quản lý việc dự giờ và phân tích đánh giá giờ lên lớp

Bảng 2.8. Kết quả quản lý việc dự giờ và phân tích đánh giá giờ lên lớp

TT Các nội dung quản lý hoạt động dạy học Mức độ đạt được Tốt Khá ĐYC Chưa

ĐYC 1 Quản lý việc dự giờ của GV 51,3 12,8 35,9

2

Quản lý việc phân tích, nhận xét, đánh

giá tiết dạy 38,5 28,2 33,3

Qua kết quả khảo sát, ta thấy việc quản lý giờ lên lớp và phân tích, nhận xét, đánh giá tiết dạy của GV chưa thật sự được xem trọng.

2..3.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9. Kết quả quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

TT Các nội dung quản lý hoạt động dạy học Mức độ đạt được (%) Tốt Khá ĐYC Chưa

ĐYC 1

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

71,8 28,2

2 Quản lý hoạt động học của HS 84,6 15,4

Các trường tổ chức quản lý các hoạt động của HS và việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS khá tốt; các trường tổ chức các lần kiểm tra định kỳ với hình thức GV lớp trên coi kiểm tra lớp dưới, rọc phách các bài kiểm tra, sau khi GV chấm xong các trường tiến hành chấm thẩm định lại kết quả theo chỉ đạo của Sở và Phòng GD&ĐT từ đó có hướng điều chỉnh nếu có sự không thống nhất về điểm số giữa các GV.

Tuy nhiên, công tác phối hợp với gia đình và các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong việc quản lý, giáo dục HS chưa được đồng bộ, nhịp nhàng. Một số gia đình còn "khoán trắng" cho nhà trường trong việc dạy giỗ, giáo dục các em, xem đó là trách nhiệm của nhà trường, của thầy cô giáo. Vì thế, cần có nhiều cơ chế tác động trong công tác phối hợp từ chính quyền, đoàn thể xã hội đến Ban đại diện cha mẹ HS để làm sao cha mẹ HS quan tâm hơn nữa và phối hợp tốt với nhà trường trong quản lý hoạt động học của HS.

2..3.6. Thực trạng quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.10. Kết quả quản lý về xây dựng đội ngũ giáo viên

Tốt Khá ĐYC Chưa ĐYC 1

Quản lý việc phân công, phân nhiệm và

sử dụng đội ngũ GV 92,3 7,7

2

Quản lý việc xây dựng kế hoạch, nội

dung bồi dưỡng GV 35,9 38,5 25,6

3

Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng

của GV 33,3 38,5 28,2

4

Quản lý việc nghiên cứu khoa học và áp

dụng SKKN 25,6 41,0 33,3

5 Quản lý và đánh giá GV 69,2 30,8

6 Quản lý việc xây dựng môi trường làm

việc và học tập thân thiện 71,8 20,5 7,7 7 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ

chuyên môn 82,1 17,9

Các trường quản lý rất tốt các nội dung: phân công, phân nhiệm và sử dụng đội ngũ; việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn và đánh giá GV.

Tuy nhiên nội dung quản lý các nội dung về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV cũng như theo dõi việc tự học, tự bồi dưỡng GV là chưa được quan tâm đúng mức, chưa được xem trọng nhất là nội dung nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong đơn vị.

Ta đã biết, hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm là một phần trong quá trình phát triển chuyên môn của GV. Qua hoạt động nghiên cứu khoa học, sẽ góp phần phát triển tư duy GV một cách hệ thống theo hướng giải quyết vấn đề mang tính nghề nghiệp để hướng tới sự

phát triển của trường học; đồng thời cũng tăng cường khả năng phát triển chuyên môn. GV tiến hành nghiên cứu khoa học sẽ tiếp nhận chương trình, PPDH mới một cách sáng tạo có sự phê phán một cách tích cực.

Mặt khác, còn một số CBQL lâu năm với tuổi nghề lẫn tuổi đời, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nên thường rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, nặng về quản lý hành chính, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới: đổi mới về quản lý, đổi mới PPDH.

Do đó, cần có biện pháp thích hợp để không những nâng cao nhận thức trong đội ngũ CBQL, GV về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học mà còn xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch thật hiệu quả tại đơn vị góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của người GV nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung.

2..3.7. Thực trạng quản lý hoạt động của Tổ chuyên môn

Để tìm hiểu về nội dung quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, chúng tôi đã khảo sát 39 Hiệu trưởng và có được kết quả như sau: 74,4% tự đánh giá mức độ tốt và 25,6% đạt mức độ khá.

Qua kết quả trên cho thấy, nội dung hoạt động tổ chuyên môn được Ban giám hiệu thường xuyên theo dõi và chỉ đạo kịp thời ở mỗi lần sinh hoạt tổ. Chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch hoạt động và đề ra các chỉ tiêu phấn đấu phù hợp với chỉ tiêu chung của nhà trường. Mỗi lần họp tổ, GV có trao đổi về chuyên môn như đánh giá tiết dạy, trao đổi các văn bản chỉ đạo hay triển khai các nội dung trong các tạp chí, tài liệu có liên quan đến công tác giảng dạy.

2..3.8. Thực trạng quản lý xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động dạy học

Bảng 2.11. Kết quả quản lý xây dựng CSVC và trang thiết bị

TT Các nội dung quản lý hoạt động dạy học Mức độ đạt được (%) Tốt Khá ĐYC Chưa

ĐYC 1 Quản lý cơ sở vật chất và các trang thiết

bị đảm bảo cho hoạt động dạy học 82,1 17,9 2

Quản lý việc phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học

64,1 12,8 23,1

Nhìn chung các trường đều có kế hoạch sửa chữa, mua sắm, bổ sung thêm bàn ghế và thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học và có theo dõi, thống kê hàng năm theo chỉ đạo. Ngoài ra, một số trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa nên đã vận động mạnh thường quan, Hội cha mẹ HS hỗ trợ thêm về trang thiết bị, v.v.

Mỗi trường đều có biên chế chuyên trách thư viện, thiết bị nên công việc sắp xếp, phân phối, bảo quản đồ dùng dạy học chặt chẽ và khoa học. Trong năm học 2010 - 2011 có 1 trường được công nhận thư viện xuất sắc và 5 trường được công nhận thư viện tiên tiến còn lại 33 trường đều đạt chuẩn.

Những năm qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện, Phòng GD&ĐT đã có kế hoạch xây dựng trường theo yêu cầu trường Chuẩn Quốc gia, trong năm học 2010 - 2011 đã có 4 trường tiểu học đạt Chuẩn và đang trong quá trình xây dựng và hoàn tất để cuối năm 2011 có thêm 5 trường mới đạt Chuẩn về cơ sở vật chất. Theo Chương trình hành động của Huyện ủy và Đề án xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 2010 - 2015 sẽ có 25/39 trường tiểu học đạt Chuẩn.

Tuy nhiên, việc phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện công tác xã hội hóa đạt hiệu quả chưa cao ở một số trường. Việc mua sắm thêm các

trang thiết bị còn nhiều bất cập, còn ràng buộc và phụ thuộc vào kinh phí hoạt động, kinh phí mua sắm.

2..3.9. Thực trạng về hoạt động dạy học của giáo viên

Chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 400 GV ở 16 trường tiểu học đại diện cho các khu vực thị trấn, vùng sâu, vùng xa, vùng giải phóng trong huyện và có được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về hoạt động dạy học của giáo viên

TT Thực trạng hoạt động dạy học của GV Mức độ đạt được Tốt Khá ĐYC Chưa

ĐYC 1 Thực hiện đúng nội dung chương trình,

kế hoạch dạy học. 100

2

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản chương trình, SGK của các môn học được phân công giảng dạy.

84,0 16,0

3

Nắm vững kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.

85,3 14,8

4

Thực hiện kiểm tra đánh giá, xếp loại HS chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định.

94,0 6,0

5

Biết sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đầu đĩa, máy chiếu, …

60,0 24,5 15,5

6 Hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý HS và vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giảng dạy phù hợp với đối tượng

HS. 7

Kỹ năng soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò.

77,3 14,8 8,0

8

Lựa chọn và sử dụng hợp lý các PPDH theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của HS.

53,5 28,8 17,8

9

Có sử dụng thiết bị, ĐDDH, kể cả đồ dùng tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy.

87,3 12,8 10 Dự giờ đồng nghiệp theo quy định 100

11 Tham gia đầy đủ các tiết thao giảng ở

trường, huyện, thành phố. 100

12 Sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và có

trao đổi, đóng góp về chuyên môn. 96,8 3,3

Qua bảng thống kê, ta thấy đội ngũ GV đã thực hiện tốt các hoạt động dạy học như: thực hiện đúng nội dung chương trình; nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản đối với từng môn học theo lớp được phân công; có kiến thức, trình độ, có kỹ năng giảng dạy và lựa chọn phương pháp truyền đạt hợp lý nhằm phát huy tính tích cực của HS; tích cực trong đổi mới PPDH.

Tuy nhiên, một số GV còn hạn chế trong việc sử dụng một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy (15,5%) hay việc vận dụng hiểu biết tâm sinh lý HS vào hoạt động giảng dạy cũng còn hạn chế (18,8%); hoặc 17,8% GV được khảo sát còn hạn chế trong việc lựa chọn các PPDH theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của HS. Những tồn tại này cần được khắc phục trong giai đoạn tới để đáp ứng dạy học nâng cao chất lượng.

2..3.10. Những khó khăn trong quá trình quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Bảng 2.13. Kết quả những khó khăn trong quá trình quản lý

T T Những khó khăn Thường xuyên Đôi khi Ít khi 1 Khó khăn trong việc lập kế hoạch thực hiện nhiệm

vụ dạy học 7,7 15,4 76,9

2 Khó khăn trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện

nhiệm vụ dạy học 10,3 30,8 59,0

3

Khó khăn trong việc khuyến khích tính tích cực, khả năng sáng tạo của GV trong quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH

46,2 48,7 5,1 4 Khó khăn trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV 30,8 59,0 10,3 5 Khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá GV 66,7 33,3 6 Khó khăn về trang thiết bị phục vụ dạy học 87,2 12,8

7 Khó khăn trong việc tham mưu các cấp lãnh đạo 48,7 38,5 12,8 Qua bảng thống kê, ta thấy trong quá trình quản lý người hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mức độ khó khăn của mỗi hiệu trưởng có khác nhau, có những công việc khó khăn của hiệu trưởng này thì lại là công việc thuận lợi đối với hiệu trưởng khác.

Khó khăn lớn nhất là khó khăn về trang thiết bị phục vụ dạy học (87,2%) là thiếu về thiết bị hiện đại, về bàn ghế chưa đúng quy cách, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp, phòng học, phòng chức năng; những khó khăn đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy học trong nhà trường.

Khó khăn thứ hai là khó khăn trong việc khuyến khích tính tích cực, khả năng sáng tạo của GV trong quá trình dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH.

Các khó khăn tiếp theo là trong việc đào tạo và bồi dưỡng GV, trong việc tham mưu với các cấp lãnh đạo.

2..3.11. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của giáo viên

Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học của GV, chúng tôi cũng đã khảo sát ý kiến của 400 GV nêu trên và có được kết quả như sau:

Bảng 2.14. Kết quả khảo sát nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của giáo viên

TT Nguyên nhân Ý kiến (%)

1 Do năng lực của bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu

đổi mới. 4,0

2 Do bản thân chưa nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp. 9,5 3 Do điều kiện về CSVC và thiết bị dạy dạy học của

trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học. 91,0 4 Do chưa được phân công phù hợp với năng lực chuyên

môn 5,3

5 Do đời sống của GV còn nhiều khó khăn. 80,0 6 Do thiếu sự động viên, quan tâm, chia sẻ của CBQL 41,0 7

Do hoạt động của tổ chuyên môn còn đơn điệu, hình thức; chưa giúp cho GV được học tập kinh nghiệm để nâng cao tay nghề.

9,8 8 Do môi trường làm việc chưa được thân thiện 12,3

Qua bảng thống kê, ta thấy các nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động dạy học của GV là: do điều kiện về CSVC và thiết bị dạy dạy học của trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học (91%), do đời sống của GV còn nhiều khó khăn (80%), do thiếu sự quan tâm động viên, chia sẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện củ chi thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 50 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w