Hiệu trưởng chỉ đạo phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức truyền thống hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 85)

truyền thống hoạt động ngoài giờ lên lớp và cơ sở vật chất.

+ Dựa vào kế hoạch của trường, cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức theo từng tuần, tháng và học kỳ. Phân công trách nhiệm các bộ phận kiểm tra

tiến độ thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kịp thời.

+ Tổ chức các hoạt động ngoài giờ, cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và các tổ chức trong trường như: Hội Chữ Thập Đỏ, các hoạt động này phải đa dạng, phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh.

+ Cần thực hiện xã hội hoá trong giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo điều kiện tài chính, cơ sở vật chất thuận lợi, thu hút học sinh tham gia.

+ Tổ chức các buổi giao lưu với cựu học sinh trường đạt thành tích cao trong học tập và thành đạt trong cuộc sống, hoặc giao lưu với anh hùng chiến đấu, trong lao động và sản xuất ở địa phương.

+ Giờ sinh hoạt dưới cờ đầu tuần nên sử dụng hợp lý, khoa học sẽ có tác dụng nhiều trong giáo dục đạo đức. Cần phối hợp với Đoàn thanh niên chuẩn bị chương trình sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, tránh lập đi lập lại điệp khúc “Hát Quốc Ca - sơ kết thi đua - nhắc nhở thực hiện nội quy” sẽ gây nhàm chán mà sau khi thực hiện các bước trên nên thêm vào chương trình mục tuyên dương học sinh tiêu biểu trong học tập, rèn luyện, đọc một câu chuyện hay trong sách rút ra ý nghĩa giáo dục, đố vui hàng tuần về lĩnh vực khoa học, văn hoá, xã hội …

+ Đánh giá thi đua cuối năm ở các lớp, qua đó đánh giá những thành quả đạt được, những mặt hạn chế trong công tác chủ nhiệm, nguyên nhân dẫn đến những kết quả trên và đưa ra biện pháp trong năm học mới. Việc đánh giá thi đua phải kèm theo sự động viên khen thưởng, mức độ tuỳ từng trường hợp nhưng qua đó nói lên được sự quan tâm của Hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm.

+ Trong công tác xây dựng môi trường sư phạm tạo điều kiện tốt cho học sinh học tập. Ngay từ tháng 8 bộ phận cơ sở vật chất của nhà trường kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, bàn ghế, hệ thống nước, nhà vệ sinh … từ

đó có kế hoạch tu bổ, sửa chữa … để chuẩn bị cho khai giảng năm học.

+ Vào đầu năm học giáo dục cho học sinh ý thức chấp hành nội quy nhà trường, giữ gìn, bảo vệ tài sản chung. Hàng tuần trong buổi hợp giao ban, giáo viên chủ nhiệm sẽ báo cáo nếu có vấn đề đặc biệt từ phía học sinh hoặc cơ sở vật chất của lớp học bị hư hỏng để nhà trường sửa chữa kịp thời.

+ Phối hợp với Đoàn thanh niên đưa chỉ tiêu lớp học sạch sẽ, bảo quản cơ sở vật chất tốt vào trong kế hoạch thi đua của Đoàn, kiểm tra và đánh giá hàng tuần, tháng và học kỳ.

+ Phân công từng lớp chịu trách nhiệm chăm sóc cây kiểng ở các khu vực trong khuôn viên trường.

+ Cuối năm học kiểm tra, đánh giá về công tác cơ sở vật chất, qua đó biết được số tài sản còn sử dụng được, số tài sản cần phải tu bổ, ngân sách chi cho sửa chữa, so với kế hoạch nhà nước cho phép để từ đó đánh giá hiệu quả sử dụng.

+ Trong công tác chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm:

Giáo viên chủ nhiệm do Hiệu trưởng chỉ định trong số những giáo viên giảng dạy của lớp đó. Tuỳ theo sự phân công quản lý, ở một số trường, Hiệu trưởng chỉ đạo công tác này thông qua một phó Hiệu trưởng.

+ Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) được thực hiện qua buổi họp giao ban với giáo viên chủ nhiệm đầu tuần hoặc qua bảng thông báo đặt ở phòng giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w