Hà Nội ngày nay vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất Việt Nam. Năm 2009, Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông với 27.552 lớp học, 982.579 học sinh. Hệ thống trường trung học phổ thông, Hà Nội có 40 trường công lập, một vài trong số đó nổi tiếng vì chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời, như Trung học
Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ,
Trung học Chu Văn An, Trung học Trần Phú. Bên cạnh các trường công lập,
thành phố còn có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là
Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại
học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội và Trường Trung học phổ thông Chuyên thuộc Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội. Các trường trung học chuyên này là nơi tập trung nhiều học sinh phổ
thông ưu tú không chỉ của Hà Nội mà còn của toàn Việt Nam. Cùng với các trung học danh tiếng, hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào thành phố, Hà Nội hiện đứng đầu Việt Nam về số lượng người không biết chữ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đạo tạo Việt Nam năm 2008, toàn thành phố có gần 235.000 người mù chữ trên tổng số 1,7 triệu người của cả quốc gia.
Là một trong hai trung tâm giáo dục đại học lớn nhất quốc gia, trên địa bàn Hà Nội có trên 50 trường đại học cùng nhiều cao đẳng, đạo tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Năm 2007, tại thành phố có 606.207 sinh viên, Hà Tây cũng tập trung 29.435 sinh viên. Nhiều trường đại học ở đây như Đại học
Quốc gia Hà Nội, Đại học Y, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện
Kỹ thuật Quân sự, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là những trường đào tạo
đa ngành và chuyên ngành hàng đầu của Việt Nam.
Do kinh tế của thành phố Hà Nội phát triển nhanh dẫn đến sự phát triển về văn hoá - xã hội - giáo dục. Nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ mọc lên, những trung tâm văn hoá giải trí xuất hiện, do sự thay đổi từ nghèo sang giàu nhanh chóng (bán đất đai) đã tạo nên tâm lý thích hưởng thụ, ăn chơi. Vì vậy bên cạnh những nhu cầu văn hoá, giải trí lành mạnh thì cũng xuất hiện những kiểu đua đòi ăn chơi ở một số thanh thiếu niên. Các tệ nạn xã hội trong lứa tuổi thanh niên và nhất là học sinh đã xuất hiện và có chiều hướng gia tăng.