Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 43)

Biểu hiện kết quả giáo dục đạo đức của học sinh được thể hiện rõ trong xếp loại hạnh kiểm. Tìm hiểu về xếp loại hạnh kiểm của học sinh ở 5 trường THPT chúng tôi thu được bảng sau:

BẢNG 3: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH

NĂM HỌC TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG

TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU 2007 - 2008 N 1458 367 88 4 TL % 76,05 19,14 4,61 0,2 2008 – 2009 N 1392 311 95 0 TL % 77,41 17,29 5,3 0 2009 – 2010 N 1330 304 90 3 TL % 77 17,6 5,2 0,2 TỔNG N 4180 982 273 7 TL % 76,81 18,04 5,02 0,13

Nhận xét bảng 3:

+ Số học sinh có hạnh kiểm tốt của trường THPT Phan Đình Phùng là 76,81%, số học sinh có hạnh kiểm khá là 18,04% và số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu là 5,15%.

+ Nhìn chung số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu là khá nhiều, trong đó biểu hiện nhiều vấn đề phức tạp như: Đua xe, đánh nhau, ăn cắp, vi phạm nội qui, bỏ học…. Tìm hiểu 226 học sinh có hạnh kiểm yếu trong 3 năm học qua, nhận thấy chủ yếu do những nguyên nhân sau:

• Bỏ học nhiều : 139HS tỷ lệ 61,5%

• Đánh nhau : 52 HS tỷ lệ 23 %

• Ăn cắp : 5 HS tỷ lệ 2.2%

• Ý thức lao động kém, vi phạm quy chế thi : 16 HS tỷ lệ 7.1%

• Đua xe. : 14 HS tỷ lệ 6.2%

2.2.4. Kết luận chung về thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Phan Đình Phùng. sinh trường THPT Phan Đình Phùng.

Nhìn chung các năm qua ở các trường đã có nhiều biện pháp quản lý giáo dục đạo đức, kết quả việc giáo dục đạo đức ở các trường tương đối cao, số học sinh có hạnh kiểm tốt, khá chiếm tỷ lệ từ 94,6% - 95,19%, đã đào tạo ra những công dân tốt cho xã hội.

Tuy nhiên số học sinh có hạnh kiểm trung bình - yếu cũng là một con số không nhỏ (4,81% - 5,4%). Điều này thật đáng lo ngại, tựu trung công tác quản lý ở các trường có những điểm còn tồn tại như sau:

* Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức ở các truờng chưa cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng trường mà thường xây dựng chung với kế hoạch chuyên môn.

* Việc chỉ đạo thực hiện giáo dục đạo đức ở các trường nhìn chung khá hợp lý. Tuy nhiên trong việc chỉ đạo giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm

tham gia giáo dục đạo đức ở các trường đều chưa tốt.

* Hiệu quả công tác chủ nhiệm ở các trường chỉ đạt mức trung bình, GVCN chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của lớp mình mà kế hoạch chủ nhiệm chẳng qua chỉ là kế hoạch của nhà trường hàng tuần: Phổ biến yêu cầu nội dung giáo dục đạo đức, nhắc nhở thực hiện nội qui, đóng học phí… Trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, GVCN thỉnh thoảng có phê bình nhắc nhở học sinh vi phạm nội qui và khen thưởng cá nhân, tập thể đạt thành tích tốt.

* Đa số GVCN ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tc chủ nhiệm nên không hoặc chưa tìm ra biện pháp giáo dục đạo đức thích hợp đối với từng đối tượng học sinh, nhất là đối với học sinh cá biệt.

* Một số GVCN không tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh mặc dù hiện nay ở các trường chỉ dành thời gian cho công tác này chỉ từ 30-45 phút.

* GVCN phối hợp với phụ huynh chỉ ở mức trung bình, thường là thông báo cho phụ huynh tình hình đạo đức của học sinh khi có vấn đề. Thường vào đầu năm học GVCN gặp gỡ phụ huynh lớp mình trong lần họp bầu Chi hội lớp và chỉ gửi sổ liên lạc cho phụ huynh vào mỗi học kỳ.

* Việc GVCN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường chỉ ở mức trung bình. Thường giáo vin bộ môn sẽ cung cấp thông tin cho GVCN trên sổ đầu bài hoặc trò chuyện qua giờ giải lao. Việc GVCN phối hợp với Đoàn thanh niên, Quản sinh thường chỉ là cung cấp thông tin và giải quyết hậu quả hơn l sự phối hợp để đưa ra biện pháp giáo dục đạo đức.

* Qua thực trạng các hoạt động Đoàn ở các trường, có thể thấy hai vấn đề đan xen lẫn nhau, đó là những mặt tích cực, những thành quả đạt được trong công tác giáo dục đạo đức. Nhưng bên cạnh đó còn có những mặt hạn chế như: Thiên về hình thức hơn nội dung, các hoạt động phong trào thi đua

không liên tục…

* Việc đánh giá động viên khen thưởng hầu như các trường làm chưa tốt. Chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá GVCN và đa số các trường đều không khen thưởng GVCN xuất sắc mà thường kèm theo việc khen thưởng chung với các danh hiệu khác.

Như vậy có thể đánh giá chung việc quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Phan Đình Phùng chỉ ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w