* Việc nắm vững hoàn cảnh học sinh của GVCN.
Khi nghiên cứu trong phụ huynh về việc GVCN hiểu rõ hoàn cảnh học sinh và có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt được trình bày qua bảng 9 như sau:
BẢNG 9: GVCN HIỂU RÕ HOÀN CÀNH HỌC SINH VÀ CÓ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT
NỘI DUNG TỐT KHÁ TRUNG
BÌNH YẾU
n TL n TL n TL n TL
Hiểu rõ hoàn cảnh học sinh 10 10,87 30 32,46 41 44,57 11 11,96
Nhận xét bảng 9:
• Việc hiểu hoàn cảnh học sinh:
Có 43,48% số ý kiến của phụ huynh cho rằng GVCN hiểu hoàn cảnh học sinh tốt và khá, có 56,52% số ý kiến trung bình và yếu. Kết quả này cho thấy GVCN chưa thật sâu sát gần gũi với học sinh và chỉ hiểu hoàn cảnh học sinh lớp mình ở mức trung bình.
• Việc có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt:
Có 45,65% số ý kiến của phụ huynh cho rằng GVCN có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt tốt và khá, có 54,35% số ý kiến trung bình và yếu. Kết quả này cho thấy GVCN chưa thật sự quan tâm cũng như chưa có biện pháp hữu hiệu trong giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt ở lớp mình.
* Việc phối hợp với phụ huynh và các lực lượng giáo dục của GVCN.
Kết quả nghiên cứu về sự phối hợp của GVCN với phụ huynh và các lực lượng giáo dục trong trường được thề hiện qua bảng 10 như sau:
BẢNG 10: SỰ PHỐI HỢP CỦA GVCN VỚI PHỤ HUYNH VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG
NỘI DUNG TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU
N TL N TL N TL N TL Phối hợp với phụ huynh để giáo dục đạo đức 12 12,63 38 40 42 44,21 3 3,16 Chủ động phối hợp các lực lượng giáo dục trong trường 29 30,53 37 38,94 29 30,53 0 0
Nhận xét bảng 10:
• Việc phối hợp với phụ huynh:
Có 52,63% số ý kiến cho rằng GVCN phối hợp với phụ huynh tốt và khá, có 47,37% trung bình và yếu. Kết quả này cho thấy GVCN trong việc phối hợp với phụ huynh chưa được chặt chẽ và điều này sẽ ảnh hưởng chất lượng giáo dục đạo đức nhất là đối tượng học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu.
• Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường:
Có 69,47% số ý kiến cho rằng GVCN phối hợp với các lực lượng giáo dục trong trường tốt và khá, nhưng có đến 30,53% trung bình và yếu. Kết quả này cho thấy sự phối hợp của GVCN với các lực lượng giáo dục trong trường chưa tốt và như vậy phần nào làm giảm hiệu quả của các hoạt động chủ nhiệm.
* Các hoạt động của GVCN trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm.
Nghiên cứu về các hoạt động của GVCN trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm, kết quả được trình bày qua bảng 11 như sau:
BẢNG 11: CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA GVCN TRONG GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TT CÁC CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ THỰC HIỆN M THƯỜNG XUYÊN THỈNH THOẢNG KHÔNG CÓ N % N % N %
1 Ban cán sự lớp báo cáo kết quả thi đua tuần 202 59,2 94 27,6 45 13,2 2,46 2 GVCN nhắc nhở phê bình, phạt HS vi phạm đạo đức 226 66,3 84 24,6 31 9,1 2,57 3 GVCN biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể tốt 131 38,4 152 44,6 58 1,7 2,21 4 GVCN phổ biến yêu cầu nội dung giáo dục đạo đức 192 56,3 107 31,4 42 12,3 2,44 5 GVCN trao đổi với học sinh về các vấn đề thời sự 23 6,7 169 49,6 149 43,7 1,63 6 GVCN tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức trong văn nghệ, TT 43 12,6 172 50,4 126 37 1,76 7 Giáo dục đạo đức trong tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức 42 12,3 121 35,5 178 52,2 1,6 8 Việc sử dụng giờ giáo dục đạo đức để dạy học của GVCN 20 5,9 65 19,1 256 75,1 1,31 9 Không tận dụng hết giờ giáo dục đạo đức của GVCN 22 6,5 6.4 18,8 225 74,8 1,32
Nhận xét bảng 11:
* Việc ban cán sự lớp báo cáo kết quả thi đua tuần:
Có 59,2% số ý kiến cho rằng ban cán sự lớp thường xuyên báo cáo, có 40,8% không hoặc chỉ thỉnh thoảng báo cáo. Như vậy việc báo cáo kết quả thi đua tuần chưa thực hiện liên tục chỉ thỉnh thoảng diễn ra.
* Việc GVCN thường xuyên nhắc nhở phê bình phạt học sinh vi đạo đức: Có 66,3% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên phê bình nhắc nhở hay phạt học sinh vi phạm đạo đức, có 33,7% số ý kiến cho rằng GVCN không hay chỉ thỉnh thoảng. Điều này cho thấy việc giáo dục của GVCN đối với học sinh vi phạm chưa tốt, mà chỉ ở mức độ trung bình.
* Việc GVCN biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể tốt:
Có 38,4% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt, có 61,6% số ý kiến cho rằng GVCN không hay chỉ thỉnh thoảng biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt. Kết quả này cho thấy việc khích lệ, động viên khen thưởng GVCN làm chưa tốt mà chỉ ở mức độ trung bình.
* Việc GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức:
Có 56,3% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên phổ biến yêu cầu, nội dung giáo dục đạo đức, có 43,7% số ý kiến cho rằng GVCN không hay chỉ thỉnh thoảng có phổ biến. Kết quả này cho thấy GVCN thiếu quan tâm và đặt yêu cầu cao đối với học sinh mình trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức.
* Việc GVCN trao đổi với học sinh về vấn đề thời sự:
Có 6,7% số ý kiến cho rằng GVCN trao đổi thường xuyên với học sinh về thời sự, có 93,3% số ý kiến cho rằng GVCN không hoặc chỉ thỉnh thoảng có trao đổi. Kết quả cho thấy GVCN thực sự không quan tâm về vấn đề này, vì vậy những thông tin thời sự học sinh hiểu biết rất ít.
* Việc GVCN giáo dục đạo đức qua tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao:
Có 12,6% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên giáo dục đạo đức qua tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, có 87,4% số ý kiến cho rằng GVCN không hoặc thỉnh thoảng. Kết quả cho thấy việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động trên GVCN làm chưa tốt chỉ ở mức độ trung bình – yếu.
* Việc GVCN giáo dục đạo đức trong khi tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức:
Có 12,3% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên giáo dục đạo đức trong khi tổ chức các trò chơi theo chủ đề đạo đức, có 87,7% số ý kiến cho rằng GVCN không hoặc thỉnh thoảng có tổ chức. Như vậy kết quả cho thấy việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động theo chủ đề, GVCN làm chưa tốt mà chỉ ở mức trung bình yếu.
* Việc GVCN sử dụng giờ sinh hoạt chủ nhiệm để dạy học:
Có 75,1% số ý kiến cho rằng GVCN không sử dụng giờ sinh hoạt chủ nhiệm để dạy học, có 24,9% số ý kiến cho rằng GVCN thường xuyên và thỉnh thoảng có sử dụng. Kết quả cho thấy vẫn có hiện tượng GVCN sử dụng giờ chủ nhiệm để dạy học, điều này không đúng với qui chế. Điều này CBQL ở các trường cũng cần phải lưu ý.
* Việc GVCN tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm để giáo dục đạo đức:
Có 74,8% GVCN tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm để giáo dục đạo đức, có 25,2% thỉnh thoảng và thường xuyên. Kết quả cho thấy vẫn có một số GVCN chưa tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm để giáo dục đạo đức cho học sinh, điều này cho thấy GVCN thiếu quan tâm đến việc rèn luyện, giáo dục đạo đức cho học sinh. Điểm trung bình M từ 1,31 đến M = 2,57 càng
khẳng định kết quả trên.
Tóm lại, nếu căn cứ vai trò và nhiệm vụ của GVCN được ghi trong điều lệ nhà trường phổ thông và qua kết quả nghiên cứu trong học sinh chúng tôi nhận thấy công tác của GVCN ở các trường chỉ đạt ở mức trung bình.
Để củng cố cho nhận định trên chúng tôi nghiên cứu tiếp đánh giá của CBQL về hoạt động của GVCN.
* Đánh giá của CBQL về hiệu quả công tác giáo dục đạo đức của GVCN.
Kết quả nghiên cứu trong các cán bộ quản lý của năm trường, đánh giá về công tác giáo dục đạo đức của GVCN được thể hiện qua bảng 12 như sau:
BẢNG 12: ĐÁNH GIÁ CỦA CBQL VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA GVCN THPT PHAN ĐÌNH TỐT KHÁ TRUNG BÌNH YẾU ĐTB N TL% N TL% N TL% N TL% 3 12 6 24 15 60 1 4 2.44
Nhận xét bảng 12:
Có 36% số ý kiến của CBQL cho rằng công tác giáo dục đạo đức của GVCN là khá tốt, có 64% là trung bình yếu. Kết quả này trùng hợp với kết quả nghiên cứu ở bảng 11. Điểm trung bình M = 2,49 càng khẳng định kết quả trên.
Như vậy, nhìn chung kết quả việc giáo dục đạo đức của GVCN ở các trường chỉ ở mức trung bình.