+ Nắm vững tình hình, đặc điểm học sinh lớp mình, (khối 10, 11, 12 sự phát triển tâm lý lứa tuổi...) những yêu cầu của ngành, của trường trong công tác giáo dục đạo đức, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức đặc trưng cho lớp mình.
khó khăn của lớp mình.
+ Hiểu được hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt của những học sinh cá biệt, từ đó có biện pháp giúp đỡ.
+ Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên và cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh lớp mình.
+ Phối hợp với giáo viên bộ môn để có thông tin và biện pháp kịp thời đối với lớp chủ nhiệm.
+ Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh công bằng, khách quan chính xác.
Tuỳ theo đặc điểm lớp học, khả năng giáo viên, Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) sẽ phân công GVCN cho phù hợp.
Thông thường ở khối 10 học sinh mới chuyển trường THCS lên THPT nên còn lạ lẫm, bỡ ngỡ chưa quen với những nội quy nền nếp của trường. Khối 12 do tâm lý học năm cuối sắp rời trường nên ý thức chấp hành nội quy không bằng khối 11, mặt khác do sự phát triển trí tuệ hơn khối 10, 11 nên ở 2 khối này cần có GVCN nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý, hiểu biết rộng, uy tín.
Mỗi học kỳ Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) thông qua khối trưởng chủ nhiệm để đánh giá kết quả công tác chủ nhiệm ở từng khối. Việc đánh giá này dựa vào kết quả thi đua của lớp và kế hoạch chủ nhiệm (sổ chủ nhiệm). Việc đánh giá này phải khách quan công bằng, thấy được những cố gắng nỗ lực của giáo viên đối với công tác chủ nhiệm và động viên nhắc nhở những gíao viên thiếu quan tâm đến lớp. Mỗi học kỳ Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) đều ký sổ liên lạc, đây là hình thức giúp Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) khái quát được tình hình học tập rèn luyện của mỗi lớp, cũng như đánh gía của GVCN có gì sai sót không. (TD: Học Lực yếu, thì HK tối đa chỉ được khá) để nhắc nhở sửa chữa kịp thời trước khi chuyển sổ liên lạc cho phụ huynh học sinh.
Cuối năm học Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng) tổng kết công tác chủ nhiệm, cần khen thưởng những cá nhân đạt thành tích trong công tác chủ nhiệm (dựa vào 6 tiêu chuẩn đạt GVCN giỏi).
3.2.4. Biện pháp 4: Phát huy vai trò của đoàn thanh niên trong việc xây dựng tập thể học sinh tự quản. dựng tập thể học sinh tự quản.
* Mục tiêu:
Xây dựng tập thể HS tự quản tốt là giải pháp vô cùng quan trọng trong công tác GDĐĐ cho HS. Xây dựng được tập thể HS vững mạnh, tích cực học tập rèn luyện, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, chủ động, sáng tạo, có thể tự quản được một số hoạt động của nhà trường đề ra. Xây dựng cho HS thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân có kỹ năng ứng xử trong cuộc sống, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục.
* Nội dung thực hiện:
Lập kế hoạch xây dựng tập thể HS tự quản tốt dưới sự chỉ đạo của đoàn trường. Đoàn trường cần có biện pháp tổ chức tốt vai trò tự quản của học sinh trong một số hoạt động của nhà trường
* Tổ chức thực hiện: