tác GDĐĐ cho học sinh
Xây dựng kế hoạch có vai trò định hướng cho toàn bộ hoạt động của quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Nó là cơ sở để huy động tối đa các nguồn
lực cho việc thực hiện các nội dung của mục tiêu, là căn cứ để kiểm tra- đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của quản lý công tác GDĐĐ cho HS.
* Mục tiêu:
Kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục trong nhà trường. Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao. Kế hoạch được triển khai đồng bộ trong các hoạt động của nhà trường. Huy động được các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng nhau phối hợp thực hiện.
* Nội dung kế hoạch thực hiện:
Nội dung kế hoạch cần chi tiết, cụ thể bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian thực hiện, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp thực hiện, CSVC và phương tiện thực hiện, các lực lượng phối hợp tham gia,…
Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch giáo dục đạo đức ngay từ đầu năm học. Sau đó thông qua hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh góp ý để trở thành một “nghị quyết” được sự thống nhất cao.
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức phải bảo đảm thực hiện những yêu cầu sau:
• Kế hoạch giáo dục đạo đức phải được xây dựng, dựa trên kế hoạch chung của ngành, đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhiệm vụ trọng tâm của năm học, và phải phù hợp với đặc điểm hoàn cảnh cụ thể của từng trường
• Kế hoạch phải được xây dựng cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm. Phải có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm theo từng thời kỳ.
Nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức có thể theo mẫu như sau: