Xây dựng kế hoạch.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 28)

hoạch. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý. Vì thiếu tính kế hoạch giáo dục khó đạt được kết quả cao [29] [30].

Lập kế hoạch là quyết định trước cái gì cần phải làm, làm như thế nào, khi nào làm, và ai làm cái đó.

Lập kế hoạch là một quá trình đòi hỏi có tri thức, xác định đường lối và đưa ra các quyết định trên cơ sở mục tiêu, sự hiểu biết và những đánh giá thận trọng.

Muốn kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả cần phải đầu tư suy nghĩ để hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề mang tính chiến thuật trong mỗi giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, người Hiệu trưởng cần dựa trên những cơ sở sau: Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học. Thực trạng

này thể hiện rõ trong bảng tổng kết năm học. Qua đó thấy được ưu và nhược điểm của công tác giáo dục đạo đức, những vấn đề gì còn tồn tại, từ đó xếp ưu tiên từng vấn đề cần giải quyết.

Phân tích kế hoạch chung của ngành, trường, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức. Kế hoạch này là kế hoạch cụ thể về một mặt giáo dục quan trọng của nhà trường, trong đó thể hiện sự thống nhất giáo dục đạo đức với các mặt giáo dục khác phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường.

Tìm hiểu đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Vì quá trình giáo dục đạo đức thống nhất biện chứng với quá trình xã hội, với môi trường sống.

Tìm hiểu các chuẩn mực, giá trị đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay và xu thế giá trị đạo đức trên thế giới để xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

gian,sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường. Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức:

Kế hoạch phải thể hiện được tính khoa học, kế thừa, toàn diện, cụ thể và trọng tâm trong từng thời kỳ.

Kế hoạch phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành đạo đức ở học sinh.

Kế hoạch phản ảnh được mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời gian, hình thức tổ chức, biện pháp, kiểm tra, đánh giá.

Kế hoạch thể hiện được sự phân cấp quản lý của Hiệu trưởng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và cụ thể.

Do đó việc xây dựng kế hoạch giáo dục nói chung và đặc biệt là kế hoạch giáo dục đạo đức thì Hiệu trưởng cần quan tâm nhiều đến hiệu quả xã hội và động lực mục tiêu của nhà trường, đưa ra tầm nhìn mới và tuyên truyền để làm biến đổi nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường.

Bản kế hoạch được xây dựng xong vào tháng 7, tháng 8. Sau đó phổ biến thảo luận đóng góp trong lãnh đạo, Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, các tổ trưởng và sau đó phổ biến cho toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên vào tháng 9 thông qua hội nghị Công nhân viên chức.

Việc thành lập kế hoạch không đơn thuần là quá trình lý thuyết (nằm trên bàn giấy) mà phải thực hiện. Do đó phải có yếu tố con người tham gia vào. Vì vậy xây dựng kế hoạch không những được coi là quá trình tương tác giữa con người với con người, con người với kế hoạch mà còn phải có sự giải thích, quyết định và lựa chọn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w