- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức.
1. Ngành giáo dục đào tạo: Sở giáo dục đào tạo:
1.1. Sở giáo dục - đào tạo:
• Cần chỉ đạo các trường cụ thể hoá kế hoạch giáo dục đạo đức truyền thống từng năm học. Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về giáo dục đạo đức để các trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác quản lý.
• Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên dạy giáo dục công dân về kỹ năng vận dụng bài học vào giáo dục đạo đức. Đối với giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch chủ nhiệm.
• Chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ lên lớp, động viên khen thưởng các trường tự chủ, năng động, có biện pháp hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức.
1.2. Đối với trường học:
• Cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Hiệu trưởng (Phó Hiệu trưởng) chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch. Tạo điều kiện cho GVCN xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm riêng và tâm lý lứa tuổi học sinh lớp mình chủ nhiệm.
• Giúp đỡ giáo viên dạy môn giáo dục công dân có điều kiện tham khảo tư liệu, sách báo, qua đó thu thập nhiều thông tin mới trong lĩnh vực văn hoá,
xã hội, giáo dục. Nhờ vậy việc liên hệ thực tiễn sẽ phong phú, gần gũi và thiết thực gây hứng thú học tập cho học sinh.
• Tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên hoạt động về thời gian, kinh phí. Để thuận lợi hơn cho sự lãnh đạo của Chi bộ thì các Chi bộ trường học cần phải kết nạp đảng cho Bí thư Đoàn thanh niên. Nên lựa chọn các học sinh giỏi và ham thích hoạt động đoàn thể vào Ban chấp hành Đoàn.
• Hàng năm Hiệu trưởng cần phổ biến cho phụ huynh biết những quy định của Bộ, Sở, nội qui nhà trường, các biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức, tạo điều kiện cho phụ huynh được góp ý xây dựng biện pháp giáo dục đạo đức của nhà trường. Từ đó sẽ tạo nên sự thống nhất cao và hỗ trợ cho nhà trường tích cực hơn trong công tác giáo dục đạo đức.
2. Gia đình:
• Các bậc cha mẹ là nhà giáo dục đầu tiên có tác dụng xây dựng những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách của các em học sinh.
• Các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm với việc giáo dục con cái
mình. Vì vậy cần phải biết kết hợp chặt chẽ mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội. Cụ thể là:
- Thường xuyên liên hệ với nhà trường để biết được tình hình học tập và rèn luyện của con mình. Thống nhất với nhà trường trong các biện pháp giáo dục tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” hoặc bao che giảm nhẹ khuyết điểm con cái.
- Bố mẹ nên dành thời gian quan tâm đến sinh hoạt của con mình; giờ giấc học tập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, bạn bè. Cần hướng con mình có những hoạt động giải trí lành mạnh, tăng cường sức khoẻ,như chơi thể thao; quan tâm đến những người bạn của con mình và ngăn cản kịp thời nếu đó là những học sinh không ngoan.
họ, gia đình về gương “học giỏi sống tốt”, có ý thức vươn đến “chân thiện mỹ”, để giúp trẻ thấy được một điều là bản thân mình sẽ bị lạc lõng nếu không đi vào “guồng máy” chung của gia đình.
- Bố mẹ phải là người mẫu mực, thương yêu công bằng với con cái, hiểu được tâm lý con mình, sẵn sàng chia sẻ thông cảm, an ủi khi con gặp khó khăn … Bầu không khí hạnh phúc của gia đình sẽ có tác dụng tốt trong việc hình thành nhân cách con cái.
3. Xã hội:
• Uỷ ban nhân dân Quận cần tiếp tục thực hiện nghị định 36/CP, 87/CP của Thủ Tướng chính phủ, duy trì các biện pháp hành chính lập lại trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. Không cấp phép cho những hộ gia đình xung quanh trường học mở các bàn Bida, điện tử, Internet…
• Xây dựng các khu xóm, ấp văn hoá, gia đình văn hoá mới.
• Xây dựng những tụ điểm vui chơi giải trí lành mạnh như nhà văn hoá, nhà thi đấu thể dục thể thao, sân vận động ở từng địa phương, giúp thanh niên và học sinh có điều kiện vui chơi giải trí sau giờ học, làm việc căng thẳng.
• Trong lĩnh vực văn nghệ, thể dục thể thao, phim ảnh…, cần lựa chọn chương trình tiết mục mang tính giáo dục tốt phù hợp với đặc điểm tâm lý và thu hút lứa tuổi thanh thiếu niên.