Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong việc xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 90)

học sinh tự quản tốt.

- Hiện ở các trường, BT Đoàn thanh niên đều là giáo viên đứng lớp, công tác BT Đoàn là kiêm nhiệm, vì vậy cần tạo điều kiện về thời khoá biểu, thời gian sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoại khoá, CSVC, tài chính… để công tác Đoàn được thuận lợi và đạt hiệu quả.

- Nội dung hoạt động của Đoàn thanh niên đều hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện thống nhất với nội dung trong bản kế hoạch của Hiệu trưởng. Tuy nhiên cần tạo điều kiện để Đoàn thanh niên được chủ động phát huy khả năng của mình, để hình thức hoạt động dưới cờ không tẻ nhạt, thu hút sự quan

tâm chú ý của học sinh. Trong các hoạt động ngoại khoá Đoàn thanh niên chủ động đề ra các hình thức mới lạ, vừa mang tính giáo dục vừa thích hợp với lứa tuổi học sinh.

- Hiệu trưởng tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên làm tốt công tác phối hợp với GVCN. Kế hoạch của Đoàn thanh niên (phát động thi đua, điều động học sinh, vận động quyên góp…) được phổ biến đến GVCN thông qua buổi họp giao ban đầu tuần với Hiệu trưởng (phó Hiệu trưởng).

- Do ảnh hưởng bởi nguyên tắc thu chi tài chính nên ngân sách dành cho hoạt động Đoàn rất hạn chế. Kinh phí hoạt động Đoàn lấy từ Đoàn phí (1000đ/tháng/1 đoàn viên) và phải trích 1/9 gửi về Thành Đoàn, vì vậy Hiệu trưởng nên tạo điều kiện để Đoàn thanh niên có được sự hỗ trợ từ phía hội phụ huynh học sinh.

- GVCN nên kết hợp với đoàn trường tạo điều kiện cho chi đoàn học sinh tổ chức sinh hoạt tự điều khiển sơ kết hàng tuần về phong trào thi đua giữa các tổ. Các em sẽ tự cáo báo tình hình thực hiện, tự đánh giá và chấm điểm cho tổ của mình với sự đóng góp của các thành viên trong và ngoài tổ theo kế hoạch thi đua của lớp. Để phát huy sự cố gắng của HS trong quá trình tham gia thi đua, GVCN đề nghị các em bình chọn dân chủ những HS có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức để được tuyên dương, cũng như phê bình đối với những HS đã vi phạm nhiều lần hoặc dù chỉ một lần đối với mức độ vi phạm nghiêm trọng trong những buổi sinh hoạt dười cờ, lên bảng thông tin nội bộ của trường. Trong quá trình giao nhiệm vụ cho HS, GVCN- GVBM và tổ chức Đoàn chỉ đóng vai trò cố vấn, hướng dẫn, gợi mở cho HS, phải để cho HS tự vạch ra kế hoạch, tự tổ chức về hoạt động nào đó, mặc dù bước đầu có thể là không thành công. Tuy nhiên, trong mỗi lần không thành công đó GVCN, GVBM và tổ chức Đoàn hướng dẫn HS nguyên nhân nào không thành công, để HS tự đánh giá được những gì đã làm

được, những gì chưa làm được và cần bồi dưỡng về năng lực gì chẳn hạn như: năng lực chỉ huy; điều hành lớp nhằm thu hút- lôi cuốn tập thể lớp tham gia một cách tích cực và chủ động vào các hoạt động của lớp. Nổ lực cùng chi đoàn xây dựng được tập thể tự quản tốt, học sinh sẽ tự giác thực hiện tốt nội quy của trường- lớp; tích cực học tập rèn luyện đạo đức; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập; biết sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình và xã hội. Xây dựng cho học sinh thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. GVCN và đoàn thanh niên cần chuẩn bị những phần thưởng cho những HS có thành tích trong phong trào tự quản của HS và đồng thời cũng dùng sức mạnh của tập thể tạo dư luận ủng hộ cái tốt, phê phán những cái sai, cái lạc hậu nhằm giúp những cá nhân này sớm khắc phục khuyết điểm, góp phần tạo một tập thể đoàn kết, vững mạnh.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh. và xã hội để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình, giáo dục xã hội là một sự liên kết bộ ba để bảo đảm học sinh được giáo dục tốt nhất. Tất nhiên bộ ba nhà trường - gia đình - xã hội không chỉ là sự liên kết để phối hợp giáo dục mà còn là sự bổ sung cho nhau vì mỗi bên đều có thế mạnh và nhược điểm riêng.

* Mục tiêu:

Tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác GDĐĐ cho học sinh và là cơ sở để thực hiện thành công kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh của nhà trường.

* Nội dung và tổ chức thực hiện: - Phối hợp với gia đình.

Gia đình - trường học đầu tiên, cha mẹ - người thầy đầu tiên, bầu không khí gia đình, giáo dục gia đình có vai trò hình thành những viên gạch đầu tiên

cho sự hình thành nhân cách ở trẻ. Vì vậy, trong chiến lược giáo dục đạo đức cho học sinh phải dựa vào giáo dục gia đình. Coi đạo đức gia đình là nguồn gốc đầu tiên là nền tảng của đạo đức cá nhân. Tuy nhiên giáo dục gia đình mang tính chủ quan và theo truyền thống, vì vậy phải kết hợp với giáo dục nhà trường (có mục tiêu, nội dung, phương pháp) sẽ hình thành đạo đức, niềm tin cá nhân. Vì vậy hiệu quả giáo dục đạo đức nhà trường mang lại không hải bắt đầu từ con số không, mà trên cơ sở của những thành tựu thu được từ giáo dục gia đình. Mặt khác các hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ. Vì vậy phải kết hợp giữa giá dục nhà trường - gia đình và xã hội. Thực tế giáo dục của nhà trường chỉ diễn ra trung bình năm tiết 1 ngày, hầu hết thời gian còn lại là gia đình quản lý. Vì vậy giáo dục nhà trường phải kết hợp giáo dục gia đình để thống nhất trong mục tiêu giáo dục, giúp nhân cách trẻ phát triển đúng hướng phù hợp với yêu cầu xã hội.

Kế hoạch giáo dục nhà trường được phổ biến trong Đại hội Chi hội lớp, trong phiên họp này các phụ huynh đều nắm được yêu cầu, nội dung và biện pháp giáo dục của nhà trường.

Qua Đại hội Phụ huynh học sinh bầu ra Ban chấp hành Hội và ban thường trực hội Phụ huynh học sinh, Hiệu trưởng phối hợp với thường trực hội Phụ huynh học sinh để bàn về kế hoạch giáo dục của nhà trường. Khi đã có sự thống nhất cao thì phụ huynh sẽ ủng hộ về mọi mặt nhất là vấn đề tài chính, như hỗ trợ xây dựng sân thể dục thể thao, sân khấu biểu diễn văn nghệ, động viên giáo viên và học sinh đạt thành tích cao…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 87 - 90)