KẾT LUẬN VÀ VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 98 - 100)

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục đạo đức.

KẾT LUẬN VÀ VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Từ thực trạng việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Phan Đình Phùng trong thời gian qua, chúng tôi có một số nhận xét chung như sau:

Việc quản lý giáo dục đạo đức ở trường THPT Phan Đình Phùng mặc dù có nhiều kết quả đáng trân trọng, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong công tác quản lý của nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức, việc xây dựng kế hoạch thường bị xem nhẹ, chưa đặt ngang tầm với việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và kế hoạch năm học mà chỉ là một phần trong kế hoạch của năm học. Việc tổ chức chỉ đạo chưa nghiêm và chưa nhất quán, thiếu sâu sát, việc kiểm tra đánh giá hoạt động gíao viên chủ nhiệm để nhắc nhỡ điều chỉnh ở các trường chưa làm kịp thời, nên một số GVCN còn sử dụng giờ sinh hoạt chủ nhiệm để dạy văn hoá hoặc chưa tận dụng hết giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Hầu như Nhà trường chưa thực hiện tốt nguyên lý giáo dục: Kết hợp giữa Nhà trường, Gia đình và Xã hội: Sự gặp gỡ giữa GVCN và phụ huynh rất ít, việc phụ huynh hiểu biết về những quy định của Bộ, Sở, trường về giáo dục đạo đức chưa nhiều. Nhà trường có xây dựng tiêu chí đánh giá nhưng không rõ ràng cụ thể, Nhà trường chỉ xem việc GVCN hoàn thành nhiệm vụ là một trong tiêu chuẩn để xếp loại cuối năm.

Những việc như trên có thể là do một phần yếu tố khách quan từ phía các cấp quản lý giáo dục và xã hội chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục đạo đức.

Trong đội ngũ CBQL và giáo viên ở trường chưa hiểu và đánh giá đúng vai trò của giáo dục nhà trường là chủ đạo và quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy từ khâu xậy dựng kế hoạch đến việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá ở trường đa số làm

chưa tốt. Một số GVCN chưa làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Đoàn thanh niên, mặc dù có những hoạt động tích cực trong việc giáo dục đạo đức tuy nhiên nội dung hình thức tổ chức còn nhiều hạn chế và phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức của nhà trường.

Mặt khác trong phụ huynh, một số người chưa quan tâm và giao khoán trách nhiệm giáo dục con em mình cho Nhà trường.

Trong giai đoạn hội nhập với khu vực và quốc tế hiện nay, đất nước ta cần những người công dân có đủ tài đủ đức để đảm đương sự nghiệp của dân tộc. Vì vậy để thực hiện mục tiệu cao cả trên phải có sự cộng đồng trách nhiệm của nhà trường gia đình và xã hội, trong đó giáo dục của nhà trường giữ vai trò hết sức quan trọng.

Hiệu trưởng - con chim đầu đàn - người giữ trọng trách trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nhiệm vụ này. Từ đó mới xây dựng kế hoạch một cách cụ thể, tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá nghiêm túc thì việc giáo dục đạo đức mới đạt hiệu quả.

Trong các chức năng trên thì chức năng kế hoạch hoá cần phải được quan tâm vì bất kỳ công việc gì từ nhỏ đến lớn đều phải thực hiện theo kế hoạch và vì tính chất của việc giáo dục đạo đức là phải tiến hành thường xuyên, liên tục và càng không thể xem đó như một hoạt động có tính phong trào. Kế hoạch được xây dựng khoa học thì hiệu quả càng cao. Vì vậy yêu cầu Hiệu trưởng phải là người có kiến thức chuyên môn, có phẩm chất và năng lực của người quản lý, phải biết nhìn xa trông rộng, đặc biệt phải hiểu được đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, hiểu được xu thế phát triển về đạo đức của học sinh THPT hiện nay ở nước ta và trên thế giới để xây dựng mục tiêu và có biện pháp giáo dục cho phù hợp.

Cần nâng cao nhận thức của độ ngũ giáo viên, trong nhà trường về công tác giáo dục đạo đức. Phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn thanh niên và các tổ chức trong nhà trường. Tăng cường hơn nữa việc phối hợp với Gia đình và Xã hội trong việc giáo dục đạo đức. Tạo môi trường cảnh quan sư phạm trong nhà trường. Có như vậy sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT Phan Đình Phùng.

2. Đề xuất:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 98 - 100)