Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ giáo viên học sinh và chính quyền phường, quận.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 78)

cho đội ngũ cán bộ giáo viên học sinh và chính quyền phường, quận.

Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB, GV, HS, PHHS và chính quyền địa phương là yếu tố vô cùng quan trọng đối với chất lượng GDĐĐ cho HS.

* Mục tiêu của biện pháp:

Tác động để GV, học sinh, phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương thường xuyên nhìn nhận được một cách sâu sắc về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường.

Học sinh chủ động, phát huy khả năng tự lực, ý thức, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức bản thân.

* Nội dung:

Các chủ thể phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, phải xem công tác GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ của toàn xã hội và là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường.

* Tổ chức thực hiện:

- Cán bộ quản lý cần nắm vững và quán triệt các văn bản cấp trên về công tác GDĐĐ cho HS trong hội đồng nhà trường, toàn thể HS và các lực lượng ngoài nhà trường một cách đầy đủ, kịp thời. Thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc mọi người trong nhà trường cùng thực hiện một cách có hiệu quả.

- Cán bộ quản lý phải có kế hoạch tổ chức tốt các hội thảo, các hội nghị, các cuộc họp bàn về công tác GDĐĐ cho HS. Thành phần tham dự gồm toàn thể CB-GV-CNV, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương cùng tham dự. Cuối mỗi cuộc họp, Hiệu trưởng cần có thống nhất về nội dung, đề ra được những hình thức và giải pháp thực hiện thích hợp để giáo dục và quản lý công tác GDĐĐ cho HS. Hiệu trưởng cần chuẩn bị chu đáo kế hoạch thực hiện như thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức thực hiện và biện pháp thực hiện. Một số trong những nội dung cuộc họp có thể là: Phân công GVCN báo cáo tham luận về thực trạng tình hình vi phạm đạo đức của HS và những biện pháp đã sử dụng để GDĐĐ cho HS. Phân công GV báo cáo tham luận về những kinh nghiệm hay trong công tác GDĐĐ cho HS.

- Hiệu trưởng cần tổ chức tốt hội nghị đầu năm học để xác định việc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của toàn trường. Đồng thời, kết hợp với công đoàn cơ sở tổ chức tốt các cuộc vận động phong trào thi đua trong suốt năm học như “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử- Nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, cuộc vận dộng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

- Tuyên truyền rộng rãi về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm trong công tác giáo dục đạo đức được tiến hành từ đầu năm học. Việc làm này có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc phối hợp các lực lượng giáo dục một cách đồng bộ và chặt chẽ.

- Tuyên truyền cho tất cả giáo viên bộ môn hiểu rõ vai trò bộ môn mình giảng dạy từ đó nâng cao được trách nhiệm của mình đối với việc hình thành

nhân cách cho học sinh. Tránh quan niệm sai lầm cho đó là nhiệm vụ của giáo viên Công Dân hay của Đoàn thanh niên.

- Đối với cán bộ Đoàn: Hiệu trưởng cần tạo điều kiện để Bí Thư được tham gia bàn bạc về những mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là giáo dục đạo đức Đoàn viên học sinh, nâng cao trách nhiệm của Đoàn thanh niên, từ đó đề ra những chỉ tiêu phấn đấu của Đoàn viên, học sinh trong năm học.

- Đối với cha mẹ học sinh cần nắm rõ chủ trương chung của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiểu được vai trò của cha mẹ (gia đình) trong việc giáo dục giáo dục đạo đức con mình, và điều tốt nhất là phải phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt thông tin về việc học tập và rèn luyện của con mình.

- Đối với giáo viên chủ nhiệm, phải hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, thương yêu, quan tâm đến sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh.

- Đối với chính quyền địa phương: Hiệu trưởng cần cho cấp Uỷ, chính quyền địa phương biết được mục tiêu đào tạo của nhà trường, biết được các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường để có sự quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ.

Vậy trong việc tuyên truyền, điều quan trọng là Hiệu trưởng phải làm cho mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường nhận thức được vai trò, trách nhiệm của cá nhân hoà chung với trách nhiệm của toàn xã hội. Phải có sự nhất trí cao, phối hợp trong tư tưởng và hoạt động thì việc giáo dục đạo đức mới mong đạt được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT phan đình phùng quận ba đình hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w