Thực hiện các chức năng quản lý trong công tác kiểm tra nội bộ 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

b) Cách thứ hai gồm các phương pháp cụ thể sau

1.4.1. Thực hiện các chức năng quản lý trong công tác kiểm tra nội bộ 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

1.4.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ

- Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ cho cả năm học và từng giai đoạn thời gian cụ thể (từng tháng, từng tuần).

- Hiệu trưởng tự kiểm tra - đánh giá công tác kế hoạch của mình bao gồm: Thu thập, xử lý thông tin, xác định mục tiêu, phân hạng ưu tiên, tìm phương án, giải pháp thực hiện mục tiêu, soạn thảo, thông qua truyền đạt kế hoạch.

1.4.1.2. Tổ chức kiểm tra nội bộ

- Hiệu trưởng thực hiện việc tổ chức công tác kiểm tra nội bộ, bao gồm: - Xây dựng, lựa chọn Ban kiểm tra nội bộ (đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường)

- Quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và sự phối hợp, quan hệ từng bộ phận, cá nhân trong công tác kiểm tra nội bộ.

- Cung cấp kịp thời những điều kiện, phương tiện cần thiết, khai thác tiềm năng của tập thể sư phạm và cá nhân cho việc thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ đã đề ra.

1.4.1.3. Chỉ đạo kiểm tra nội bộ

- Ban kiểm tra nội bộ (đứng đầu là hiệu trưởng) tiến hành kiểm tra, đánh giá về các mặt: nắm quyền chỉ huy, hướng dẫn cách làm, điều hòa phối hợp (can thiệp khi cần thiết), kích thích động viên, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên... trong hoạt động chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ về các công tác cụ thể sau:

+ Chỉ đạo dạy học và giáo dục trong và ngoài lớp, công tác lao động hướng nghiệp, dạy nghề...

+ Chỉ đạo công tác hành chính, quản trị trong trường: * Công tác văn thư, hành chính, giáo vụ trong trường.

* Hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, lớp học, giáo viên và học sinh.

* Các chế độ công tác, sinh hoạt định kỳ của hiệu trưởng, hiệu phó, các tổ, nhóm, khối chuyên môn, hội đồng giáo dục, hội phụ huynh học sinh...

* Thời khóa biểu, lịch công tác hàng tuần, hàng tháng của trường... + Chỉ đạo thi đua điểm và chỉ đạo xây dựng điển hình.

+ Chỉ đạo việc thực hiện dân chủ hóa quản lý trường học: Thực hiện công khai về quản lý tài sản, tài chính, vốn tự có, tuyển sinh, lên lớp, tốt nghiệp, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, bổ nhiệm...

+ Chỉ đạo và thực hiện phối hợp với tổ chức đảng, đoàn thể và huy động cộng đồng tham gia xây dựng và quản lý nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w