Hiệu trưởng phải có các văn bản chỉ đạo về công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm chỉ đạo cho chính xác công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

trường học nhằm chỉ đạo cho chính xác công tác kiểm tra.

- Có kế hoạch chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ ngay từ đầu năm học, tổ chức họp định kỳ hàng tháng

3.2.5. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên mônnghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tiểu học nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên tiểu học

3.2.5.1. Mục đích của giải pháp

Kiểm tra giáo viên góp phần tác động để họ thực hiện tốt công tác giảng dạy và giáo dục. Qua kiểm tra hoạt động giảng dạy, hiệu trưởng phải xác định trước hết trách nhiệm về phía người tổ chức quản lý, phải chỉ ra được những cái hay, đúc kết được kinh nghiệm tiên tiến có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về mặt giáo dục học sinh thông qua hoạt động dạy học. Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ giáo viên tiểu học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng giáo dục toàn diện

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

- Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Kiểm tra trình độ nắm yêu cầu của chương trình, nội dung giảng dạy, nắm kiến thức, kỹ năng cần xây dựng cho học sinh, xác định trọng tâm, vị trí của bài giảng trong hệ thống chương trình, yêu cầu kiến thức tối thiểu cho cả lớp.

- Kiểm tra trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy, giáo dục của giáo viên nếu giáo viên chỉ nắm chắc kiến thức thì chưa đủ để cho học sinh nắm bài tốt, mà việc vận dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với kiểu bài dạy, đối

tượng học sinh và điều kiện trang thiết bị dạy học cho phép đóng vai trò rất quan trọng.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu: Thực hiện chương trình và kế hoạch giảng dạy; Việc soạn giáo án, chuẩn bị bài; Việc kiểm tra học sinh, chấm chữa bài, giúp đỡ HS kém.

- Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục: Kiểm tra tất cả các hồ sơ của GV hay chỉ kiểm tra một số hồ sơ cập nhật như: Kế hoạch bài dạy, báo bài giảng,…Mục đích của kiểm tra hồ sơ GV là: Kiểm tra việc chuẩn bị bài dạy trên lớp có đúng với chương trình và kế hoạch giảng dạy của cá nhân, việc chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học, thí nghiệm thực hành và việc giáo dục thái độ, tình cảm cho học sinh thông qua bài dạy, việc xây dựng cấu trúc bài dạy và kết quả thực hiện mục tiêu bài dạy.

- Đánh giá kết quả giáo dục học sinh của giáo viên tiểu học. Khi tiến hành đánh giá, xếp loại phải đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được ưu điểm khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên.

3.2.5.3. Cách thực hiện giải pháp

- Hằng năm mỗi giáo viên đều được kiểm tra, đánh giá toàn diện hoặc kiểm tra, đánh giá từng mặt theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất.

- Kiểm tra đầy đủ các nội dung: năng lực, trình độ chuyên môn, đảm bảo quy chế chuyên môn, thực hiện các công tác khác, hiệu quả giảng dạy.

- Khi kiểm tra giáo viên cần thực hiện 4 nhiệm vụ: kiểm tra- đánh giá- tư vấn - thúc đẩy.

- Đối với từng nội dung, quan tâm đến các vấn đề sau: Để đánh giá năng lực chuyên môn, cần chú trọng đánh giá về nhận thức và khả năng của giáo viên trong việc thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện vai trò tích cực chủ động trong học tập. cần xem trọng những nỗ lực sáng tạo của giáo viên trong xây dựng tiết dạy và hiệu quả giáo dục của các biện pháp đó.

- Đánh giá giờ dạy là hoạt động xác định mức độ đạt được của giờ dạy đó so với yêu cầu của chương trình, nó được thể hiện bằng trình độ nhận thức của học sinh. Như chúng ta đã biết, quá trình dạy học là một hệ thống toàn vẹn gồm ba thành tố cơ bản đó là: Tri thức (nội dung dạy học), giáo viên với hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học.

- Dự giờ các đối tượng giáo viên có khác nhau như giáo viên giỏi, Hiệu trưởng có thể áp dụng hình thức kiểm tra đột xuất nhiều hơn báo trước với yêu cầu thể hiện sự năng động sáng tạo trong phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn để khuyến khích sự tự giác nâng cao trình độ giảng dạy một cách tích cực, tránh chạy theo chỉ tiêu, thành tích nể nang.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, đảm bảo cho việc kiểm tra đánh giá thực hiện được khách quan, chính xác, công bằng.

- Thiết lập hệ thống thông tin của nhà trường (gồm đội ngũ và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật cần thiết) để hệ thống đó có đủ năng lực thu nhận đầy đủ, xử lý chính xác, chuyển tải kịp thời mọi thông tin nội bộ và thông tin đa chiều từ nội bộ nhà trường tới các cấp quản lý và các tổ chức hữu quan một

cách chính xác, kịp thời phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý nhà trường.

3.2.6. Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng

3.2.6.1. Mục đích của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w