trình độ chuyên môn, có nghiệp vụ kiểm tra. Tạo điều kiện cho các thành viên trong ban KTNB không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ có đủ bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, có đạo đức tốt
- Thực hiện phân công nhiệm vụ các thành viên một cách cụ thể rõ ràng trên cơ sở đó đẩy mạnh thực hiện tốt công việc kiểm tra được giao, tạo điều kiện cho các thành viên chủ động, độc lập trong công tác kiểm tra.
- Xây dựng nề nếp hội họp về công tác kiểm tra ổn định, chuẩn bị nội dung, kế hoạch sinh hoạt cụ thể. Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ.
- Ban hành các văn bản về công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường và các biểu mẫu mang tính công cụ nâng cao tính hoàn thiện trong công tác kiểm tra.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Để hoạt động kiểm tra đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải cung cấp kịp thời các điều kiện vật chất, tinh thần, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.
- Có cơ chế động viên khen thưởng, kỷ luật, đối với cán bộ kiểm tra thông qua chất lượng hiệu quả công việc được phân công. Những thông tin phản hồi từ đối tượng được kiểm tra cùng kết quả về các mặt kiểm tra sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đánh giá người kiểm tra.
3.2.4. Làm tốt công tác chỉ đạo KTNB
3.2.4.1. Mục đích của giải pháp
Chỉ đạo công tác KTNB góp phần nâng cao hiệu quả công tác KTNB, chấn chỉnh hoạt động, các nguyên tắc sinh hoạt hội họp của ban KTNB trong
trường học, dựa trên các kế hoạch, nghị quyết, quy định trong nhà trường để hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
- Chỉ đạo toàn bộ hoạt động công tác kiểm tra nội bộ trường học
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch, nội dung, biện pháp, tổ chức công tác kiểm tra nội bộ.
- Chỉ đạo việc thực hiện công tác kiểm tra của các thành viên trong ban KTNB.
3.2.4.3. Cách thực hiện giải pháp
- Thường xuyên kiểm tra, ra soát lại các nội dung kiểm tra để có những quyết định thay đổi nội dung, cách thức tổ chức kiểm tra cho phù hợp với từng giai đoạn cho phù hợp.
- Hiệu trưởng phải quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.
- Phân cấp trong kiểm tra là một yêu cầu quản lý khoa học cho những hệ thống quản lý phức tạp, có nhiều hệ thống lớn với những mục tiêu riêng biệt, ràng buộc nhau bởi những mục tiêu chung.
- Hàng tháng hiệu trưởng tổ chức kiểm tra các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ xem tiến độ thực hiện công tác kiểm tra để nhắc nhở tránh chạy theo chỉ tiêu vào cuối năm mà kết quả còn hạn chế.
- Định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, rút kinh nghiệm để đều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hìmh thức biểu dương khen thưởng cá nhân, bộ phận, tổ chức làm tốt, chú ý xây
dựng điển hình, nhân điển hìmh nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện có hiệu quả, có chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp