Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 39)

Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học.

- Thái độ, nhận thức của cán bộ giáo viên về kiểm tra nội bộ: Có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra nội bộ trường học. Thấy được tầm quan trong của kiểm tra nội bộ là một trong những nội dung quản lý để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ của cán bộ giáo viên: Thường xuyên trao đổi và học tập văn bản có liên quan đến công tác kiểm tra nội bộ trường học. Nếu là thành viên trong ban kiểm tra thì phải co kỹ năng kiểm tra như: Nắm vững văn

bản chỉ đạo, góp ý trao đổi với người được kiểm tra, lập biên bản sau khi kiểm tra.

1.5.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra nội bộ cóchất lượng chất lượng

1.5.3.1. Về vật chất:

+ Đảm bảo đầy đủ các văn bản về quy định công tác kiểm tra trường Tiểu học để các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ nắm bắt kịp thời thông tin mới trong quá trình kiểm tra.

+ Thực hiện đầy đủ chế độ cho các thành viên trong ban kiểm tra cho phù hợp trong tình hình hiện nay.

1.5.3.2. Về tinh thần:

+ Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng công tác kiêm tra nội bộ cho các thành viên trong ban kiểm tra.

+ Sắp xếp thời gian hợp lý tạo điều kiện thỏa mái cho các thành viên trong ban kiểm tra, tránh dồn nhiều nội dung kiểm tra trong một thời gian ngắn làm cho việc kiểm tra sơ sài, không đạt chất lượng.

Kết luận chương 1

Kiểm tra nội bộ trong nhà trường tiểu học là một trong bốn chức năng của hiệu trưởng. Quản lý công tác nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó công tác kiểm tra trong nhà trường càng phải mang tính khoa học cao, đòi hỏi hiệu trưởng trường tiểu học phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học về công tác kiểm tra trong quản lý. Nắm vững hệ thống nhiệm vụ, mục tiêu, các nguyên tắc và quy trình kiểm tra nội bộ trong nhà trường. Trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình quản lý công việc của mình, nhằm tổ chức hoàn thiện quy trình kiểm tra trong nhà trường vận hành

nhịp nhàng, phù hợp quy luật khách quan, để hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu giáo dục đề ra.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN BÌNH THẠNH, T.P HỒ CHÍ MINH2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học tại Quận 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học tại Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.1. Tình hình chung:

-Quận Bình Thạnh có diện tích 2076 ha. Dân số: 464397 người. Dân tộc: 21 dân tộc, đa số là người Kinh

- Quận Bình Thạnh nằm về phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, ở vị trí cửa ngõ thành phố, là vùng đất có một vị trí chiến lược quan trọng. Phía Đông Bắc giáp với Quận 2 và Thủ Đức; ở phía Nam: Bình Thạnh và Quận 1 cách nhau bởi con rạch Thị Nghè; về phía Tây - Tây Bắc giáp với Quận Gò Vấp và Phú Nhuận. Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. - Cùng với sông Sài Gòn các kinh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.

- Kinh Thanh Đa được khởi đào vào năm 1897 đã biến bán đảo Thanh Đa- Bình Quới trở thành “vùng sâu” có 3 mặt giáp với sông. Chính địa thế này đã tạo nhiều thuận lợi cho phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Bình Hòa-Thạnh Mỹ Tây trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Hiện nay, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới xinh đẹp với khí hậu tươi mát là một khu du lịch nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các quốc

lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 13; là cửa ngõ đón con tàu thống nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và lại có bến xe khách MiềnĐông.

2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học tại Quận Bình Thạnh, Thành phố HồChí Minh Chí Minh

2.1.2.1. Về tình hình phát triển mạng lưới trường, lớp, HS tiểu học

- Bình quân số trường/ xã (Phường): 23/20 tỷ lệ 1.15 - Số lớp bình quân/ trường: 26.3lớp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 39)