- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về lề lối làm việc, phong
2.4.1. Nguyên nhân của thành công
- Công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động kiểm tra nội bộ được quan tâm đúng mức hơn; phong trào giáo dục của các nhà trường tiểu học trong Quận Bình Thạnh được phát động và duy trì trong suốt những năm học qua .
- Công tác kiểm tra nội bộ trường học là phần việc quan trọng trong quản lý, chỉ đạo nhà trường tiểu học từng năm học; do vậy, là việc làm tất yếu khi nhà quản lý muốn thu hồi các thông tin ngược trong quá trình quản lý giáo dục. Kiểm tra nội bộ trường tiểu học có được một số kết quả trong những năm học qua là từ nhận thức đúng đắn đó của hiệu trưởng các nhà trường ở Quận Bình Thạnh đã chuyển hoá thành quá trình chỉ đạo trong thực tiễn .
- Đội ngũ hiệu trưởng và các cộng tác viên kiểm tra trong nhà trường có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt, nhiệt tình với công việc đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Hiệu trưởng có trách nhiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động kiểm tra nội bộ trường học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục - Đào tạo và xác định được công tác kiểm tra là hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng. Hiệu trưởng đã thành lập và chỉ đạo ban kiểm tra trường tiến hành kiểm tra được hầu hết các nội dung cơ bản cần kiểm tra đối với một đơn vị trường học. Đặc biệt đối với hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được chú ý, dành thời gian nhiều hơn, thường xuyên hơn nhằm nắm bắt thông tin sát thực nhất cho các quyết định quản lý của mình. Nhờ có hoạt động kiểm tra được tiến hành sát sao hơn mà mọi hoạt động của nhà trường đã đạt được những kết quả cao hơn.
2.4.2. Nguyên nhân của các hạn chế:
- Đội ngũ hiệu trưởng và thành viên ban kiểm tra nội bộ tuy có đầy đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị tốt, có kinh nghiệm quản
lý, kinh nghiệm kiểm tra nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra giáo dục nên hiệu quả các cuộc kiểm tra chưa cao.
- Nhà trường chưa quan tâm đến chế độ, quyền lợi của các thành viên trong ban kiểm tra, chưa thực sự tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho ban kiểm tra hoạt động thuận lợi. Điều đó đã ảnh hưởng tới định mức hoàn thành công việc và ảnh hưởng đến thái độ, chất lượng các cuộc kiểm tra, thanh tra .
- Trong kiểm tra còn nể nang hoặc đưa ra những nhận xét chung chung, chưa có những quyết định dứt khoát khiến cho giáo viên chưa biết hướng phấn đấu, sửa chữa, sự tư vấn và thúc đẩy chưa được phát huy. Kiểm tra học sinh chủ yếu thông qua kết quả kiểm tra kiểm tra định kỳ và thông qua giáo viên chủ nhiệm. Việc kiểm tra trực tiếp học sinh của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn ít, thường chỉ khảo sát chất lượng cuối giờ dạy thao giảng hoặc kết hợp với kiểm tra toàn diện giáo viên.
- Xử lý sau khi kiểm tra còn rất nhẹ nhàng, chưa đưa ra những biện pháp mạnh để xử lý khiến cho giáo viên “nhờn” với kiểm tra. Ngược lại, người làm tốt cũng chưa có sự khích lệ kịp thời bằng vật chất, tinh thần xứng đáng để họ phát huy. Nhìn chung còn mang tính hình thức, kiểm tra chưa mang lại tác dụng thực sự.
Kết luận chương 2
Hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học và quản lý hoạt động kiểm tra tại các trường tiểu học có những mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định cần tiến tới hoàn chỉnh mô hình về hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học, nhằm đáp ứng mục tiêu giữ gìn kỷ cương, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của một số trường tiểu học tại Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học, hiệu quả quản lý kiểm tra nội bộ trường tiểu học? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm ra các giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường tiểu học hữu hiệu nhất. Các biện pháp quản lý đó nhằm tác động tới các nhà quản lý và đối tượng của nhà quản lý để thực hiện các mục tiêu chất lượng giáo dục tiểu học.
Mức độ hiệu quả của các biện pháp quản lý phụ thuộc vào tính chất, phù hợp của các biện pháp với cơ sở khoa học của các chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc quản lý với trình độ vận dụng chúng của các nhà quản lý, phù hợp với điều kiện thực tiễn giáo dục của Quận Bình Thạnh TPHCM. Không thể nào quản lý, nếu không có tri thức khoa học quản lý và muốn quản lý phải thông thạo, am hiểu công việc. Do vậy, trong công tác quản lý cần sử dụng nhiều các biện pháp quản lý, trong từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nên chọn giải pháp nào là chính, giải pháp nào là bổ trợ, không nên dùng một giải pháp duy nhất.
CHƯƠNG 3