- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về lề lối làm việc, phong
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường tiểu học
- Hiệu trưởng phải thường xuyên cập nhật thông tin, sưu tầm các tài liệu có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp cho cán bộ giáo viên trong trường. Từ đó có biện pháp KTNB một cách khoa học và nâng cao trình độ, nghiệp vụ kiểm tra của các thành viên ban KTNB.
- Phải xây dựng tốt ban KTNB đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng. Hiệu trưởng phải biết lựa chọn bồi dưỡng phát huy đúng vai trò của thành viên ban kiểm tra, đưa hoạt động ban kiểm tra đi vào nề nếp.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
- Đảm bảo có đầy đủ các văn bản chỉ đạo về công tác KTNB trường học từ Bộ, Sở đến Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Có kế hoạch bồi dưỡng những hiểu biết về tâm lý khi kiểm tra đối với các thành viên ban KTNB là việc cần thiết để trong quá trình tổ chức kiểm tra. - Hiệu trưởng cần tạo mọi điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để ban kiểm tra có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra nội bộ, qua đó họ thấy được tầm quan trọng của công tác KTNB nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
3.2.2. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường tiểuhọc học
3.2.2.1.Mục đích của giải pháp
Kế hoạch kiểm tra của trường là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của nhà trường nhằm mục đích đôn đốc, thúc đẩy hoạt động dạy và học, các hoạt động phục vụ công tác dạy và học nhằm nâng cao hiệu lực quản lý; củng cố và thiết lập trật
tự, kỷ cương trường học. Từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động giáo dục.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
- Việc lập kế hoạch KTNB trường học phải có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về kế hoạch hoá, phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình và phương pháp lập kế hoạch.
- Kế hoạch phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, cá nhân được kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra.
- Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo tính ổn định tương đối. Nội dung kiểm tra phải có tính thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và giành thời gian cần thiết thích đáng cho kiểm tra.