Cách thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 65)

- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về lề lối làm việc, phong

3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp

- Xây dựng công tác kế hoạch kiểm tra hàng năm: Căn cứ chỉ đạo của Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Cuối năm, hiệu trưởng phải đánh giá được nhiệm vụ công tác kiểm tra trong năm vừa qua, dự kiến được nhiệm vụ công tác kiểm tra trong năm học tới, có dự kiến cho từng học kỳ, từng tháng.

- Kế hoạch ghi rõ nội dung nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra. Do đó, kế hoạch không nên chú trọng đến công việc quá nhiều mà lại không chú trọng đến các nguồn lực vì chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.

- Chỉ tiêu kế hoạch kiểm tra phải phù hợp để các thành viên trong ban KTNB phấn đấu đạt tới, không đề ra chỉ tiêu quá cao mà không đạt được. Kế

hoạch được ghi chi tiết, cụ thể về đối tượng (cá nhân, đơn vị) được kiểm tra, nội dung kiểm tra cụ thể, lực lượng kiểm tra, thời gian kiểm tra, thời gian hoàn thành và được thông báo công khai trong tập thể Hội đồng sư phạm nhà trường

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

- Hiệu trưởng phải bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác kiểm tra nội bộ.

- Phải nắm bắt thông tin, tình hình thực tế của nhà trường. Tìm ra được những ưu điểm và tồn tại của hoạt động kiểm tra nội bộ các năm học trước từ đó xây dựng kế hoạch cho hoàn chỉnh, mang tính khả thi

- Các thành viên trong ban kiểm tra phải có trình độ nghiệp vụ về công tác kiểm tra thì việc kiểm tra mới đạt hiệu quả và hoàn thành được kế hoạch kiểm tra

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w