Sự cần thiết phải quản lý nâng cao chất lượng công tác KTN Bở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

b) Cách thứ hai gồm các phương pháp cụ thể sau

1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý nâng cao chất lượng công tác KTN Bở các trường tiểu học

các trường tiểu học

Trong công tác quản lý giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng có một bất cập đó là một bên là yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo với quy mô lớn, hiệu quả và chất lượng toàn diện đòi hỏi ngày càng cao nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao với một bên là mạng lưới giáo dục và đào tạo chưa phát triển mạnh và chưa có quy hoạch hợp lý, cơ sở vật chất thấp kém, nguồn lực đầu tư hạn chế, cơ chế tổ chức quản lý còn kém hiệu lực.

Trong những năm đổi mới vừa qua của đất nước, giáo dục - đào tạo đã có những phát triển đáng kể, song bên cạnh đó giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vấn đề này đã được nghị quyết TW2 khoá VIII chỉ rõ: “Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp”; “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và bất cập”. Với yêu cầu phát triển và thực tế của xã hội đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục nói chung và hiệu trưởng các trường tiểu học nói riêng một trọng trách rất lớn và phải thực sự cải tiến công tác quản lý bằng những giải pháp hợp lý, kịp thời. Để quản lý các hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà

trường thì người hiệu trưởng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học mà mình đang quản lý.

Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa. Luật 2005 đã quy định nhà giáo và người học không được có hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không những không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm thiết bị trường học. Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội.

Việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục chỉ có thể đạt kết quả và thực sự bền vững nếu có sự chỉ đạo kiên quyết của các cấp uỷ đảng, chính quyền…

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Gắn việc thực hiện chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Đại học, giáo dục nghề nghiệp; đổi mới công tác thi, tuyển sinh và xây dựng quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục, bảo đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Hoạt động kiểm tra trong nhà trường không là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng dạy học nhưng là những việc làm liên tục, thường xuyên giúp nhà quản lý điều hành đúng hướng đích cần đạt tới. Hiện nay ở các trường tiểu học, việc kiểm tra nội bộ vẫn được tiến hành nhưng phương pháp và nội dung kiểm

tra chưa được thực hiện một cách khoa học, nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra còn có những bất cập. Bên cạnh đó một số hiệu trưởng chưa nhận thấy hết vị trí, vai trò, chức năng, mục đích của việc kiểm tra, do đó công tác kiểm tra nội bộ trường tiểu học của hiệu trưởng còn qua loa, đánh giá chưa chính xác, thiếu sự công bằng. Chính vì thế chất lượng kiểm tra nội bộ trường tiểu học còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có tác dụng nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra nội bộ các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w