- Hiệu trưởng tự kiểm tra, đánh giá về lề lối làm việc, phong
2.3. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học Quận Bình Thạnh
Tất cả các nội dung đều được hiệu trưởng tiến hành kiểm tra trong năm học. Tuy nhiên, vẫn còn có hai nội dung còn một số ít người đánh giá chưa đạt yêu cầu, điều này hiệu trưởng cần phải xem lại nguyên nhân chưa đạt yêu cầu như lực lượng kiểm tra còn thiếu và yếu, chưa đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để kiểm tra.
2.3. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu họcQuận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh
Bảng 2.8: Đánh giá về chất lượng quản lý công tác kiểm tra nội bộ.
STT Nội dung Rát tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
1 Tính kế hoạch hóa trong công tác kiểm tra
nội bộ của Hiệu trưởng. 14 20,9 36 53,7 17 25,4
2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng
3
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ.
12 17,9 40 59,7 15 22,4
4 Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng về hoạt
động kiểm tra nội bộ trường học. 22 32,8 33 49,2 12 18,0
5
Công tác chỉ đạo của Hiệu trưởng về công tác tự kiểm tra, đánh giá đối với cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
17 25,4 31 46,2 19 28,3
6
Sự phối hợp trong công tác kiểm tra và tự kiểm tra giữa các tổ chuyên môn, các bộ phận và nhà trường.
19 28,3 27 40,3 21 31,4
7
Việc sử dụng kết quả kiểm tra trong đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên trong năm học.
27 40,3 24 35,8 16 23,9
Kết quả thu được ở bảng trên kết hợp với phỏng vấn các đối tượng có liên quan cho thấy:
- Trong những năm gần đây hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học Quận Bình Thạnh tuy có hướng đổi mới nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định như: chỉ tập trung vào một số công việc kiểm tra hồ sơ, dự giờ... không được thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua, sơ kết và tổng kết năm học.
- Công tác xây dựng kế hoạch KTNB tại các trường tiểu học Quận Bình Thạnh tuy có được chú trọng hơn nhưng nhìn chung còn sơ sài tại một số trường, nhiều khi mang tính hình thức, đối phó với cấp trên. Kế hoạch chưa xác thực khiến cho các thành viên trong ban kiểm tra chưa chủ động trong việc tiến hành kiểm tra. Chưa gắn kế hoạch kiểm tra nội bộ với kế hoạch năm học.
- Việc phân công tổ chức, phân cấp kiểm tra chưa triệt để, chưa mạnh dạn rõ ràng. Ban giám hiệu làm quá nhiều việc, chưa thực sự tin tưởng và trao
quyền cho các thành viên trong ban kiểm tra, nên không phát huy được vai trò và sự sáng tạo của họ.
- Hiệu trưởng chưa thật sự chú trọng việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra, chưa hướng dẫn cách làm cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra, nhiều đơn vị hiệu trưởng không đôn đốc thực hiện đúng kế hoạch kiểm tra nội bộ. Việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra đôi khi chưa kịp thời, sắp xếp thời gian không hợp lý, khi thì kiểm tra dồn dập cho đủ chỉ tiêu, khi thì lại nới lỏng công tác kiểm tra.
- Công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng: Trong quá trình quản lý, hiệu trưởng cần nắm vững những thông tin trong các hoạt động, trong mọi đối tượng quản lý của nhà trường một cách chính xác và hiệu trưởng phải thường xuyên tự kiểm điểm, kiểm tra và đánh giá mình. Tại các trường tiểu học Quận Bình Thạnh hiệu trưởng làm công việc này còn mang tính cá nhân, đôi khi quá nguyên tắc và bảo thủ, việc tổ chức và quản lý chưa linh hoạt nên chưa kích thích được tinh thần làm việc và phát huy hết khả năng của ban kiểm tra. Hiệu trưởng tự đánh giá, kiểm tra mình có phần chủ quan dẫn đến người kiểm tra cũng như người bị kiểm tra dể đối phó, làm qua loa cho xong việc.
- Do kinh phí hoạt động có khó khăn nên hiện nay việc quan tâm đến chế độ cho các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ còn rất hạn chế, chưa tạo điều kiện về vật chất, tinh thần cho ban kiểm tra.