Hoạt động 1: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Quốc tế thứ nhất?
- GV gợi ý: Số lượng công nhân, lao động, sinh sống tập trung, sự áp bức bóc lột, những cuộc đấu tranh.
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý:
+ Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao.
+ Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với công nhân. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng, mặt khác đặt ra yêu cầu cần phải có một tổ chức cách mạng quốc tế lãnh đạo
Hoàn cảnh ra đời.
- Giữa thế kỷ XIX đội ngũ công nhân thêm đông đảo và tập trung cao. Giai cấp tư sản tăng cường áp bức bóc lột.
- Đầu thập niên 60 của thế kỷ XIX phong trào đấu tranh của công nhân phục hồi nhưng vẫn trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
phong trào công nhân các nước.
- GV trình bày và phân tích kết hợp giới thiệu hình 71 trong SGK "Buổi lễ tuyên bố thành lập
Quốc tế thứ nhất" tường thuật buổi lễ thành lập
Quốc tế thứ nhất: Ngày 28/9/1864 một cuộc mittinh lớn được tổ chức tại Luân Đôn, 2000 người tham dự gồm đại biểu của các nước Anh, Pháp, Đức và nhiều nước khác trên thế giới. Nhiều nhà hoạt động cách mạng ở nước ngoài đang sống ở Luân Đôn cũng tham dự. C.Mác được mời dự buổi mittinh và tham gia đoàn chủ tịch. Với niềm vui phấn khởi vô sùng song những người tham dự mittinh thông qua nghị quyết thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế tức Quốc tế thứ nhất.
+ Hội nghị bầu ra Ban chấp hành Trung Ương gồm 32 người. Việc soạn thảo tuyên ngôn và điều lệ được giao cho một tiểu ban trong đó có C.Mác.
sản.
- Thực tế đấu tranh, công nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế, mặt khác đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức Quốc tế lãnh đạo đoàn kết phong trào công nhân quốc tế các nước.
- Ngày 28/9/1864 Quốc tế thứ nhất thành lập tại Luân Đôn với sự tham gia của C.Mác.
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành nhóm nêu câu hỏi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm.
Nêu hoạt động của Quốc tế thứ nhất?
- HS làm việc theo nhóm, đọc SGK tư liệu tham khảo cử đại diện nhóm trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại Hội (từ 9 – 1864 đến 7 – 1876 tiến hành 5 Đại hội) với nội dung sau:
+ Tuyên truyền những học thuyết khác, đấu tranh chống lại các tư tưởng vô sản, đó là tư tưởng phái Pru-Đông ở Pháp với chủ trương hoà bình thông qua những biện pháp kinh tế, phủ nhận đấu tranh chính trị và mọi hình thức Nhà nước, kể cả chuyên chính vô sản.
Phái Lat-Xan ở Đức: Hướng đấu tranh công nhân vào mục tiêu kinh tế, phản đối đấu tranh chính trị, chủ trương thông qua bầu cử.
Phái Ba-cu-nin ở Nga, chủ nghĩa công đoàn ở Anh …
- GV nêu câu hỏi: Tác động ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào đấu tranh của công nhân?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý.
+ Công nhân các nước tham gia nhiều cuộc đấu tranh chính trị. Nhiều tổ chức quần chúng của công nhân, công đoàn xuất hiện ngày càng nhiều.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để chứng minh vai trò của quốc tế thứ nhất trong việc giúp đỡ phong trào công nhân.
- GV giới thiệu hình 72 SGK "Cuộc họp đại biểu lần đầu tiên của Quốc tế thứ nhất tại Giơnevơ".
Hoạt dộng của Quốc tế thứ nhất
- Hoạt động của Quốc tế thứ nhất chủ yếu được thông qua các kỳ Đại hội. Nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết quan trọng.
- Ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất:
Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức công đoàn ra đời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC
SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
- GV tổ chức cho Hs tìm hiểu về vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân.
- Sau khi HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.
* Vai trò:
+ Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa mác trong phong trào công nhân quốc tế.
+ Đoàn kết, thống nhất lực lượng của vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lênin đấu tranh giải phóng loài người khỏi ách áp bức bóc lột.