VÀ KHỞI NGHĨA LAM SƠN
Hoạt động 4: Cả lớp, Cá nhân
- Trước hết GV cho HS thấy ở cuối thế kỷ XIV nhà Trần suy vong. Năm 1400 nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách nhà Hồ chưa đạt kết quả thì quân Minh sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Năm 1407 nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được chính sách tàn bạo của Nhà Minh và hệ quả tất yếu của nó.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV kết luận: Chính sách bạo ngược của Nhà Minh tất yếu làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta… tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi.
- GV đàm thoại với HS về Lê Lợi, Nguyễn Trãi. - GV dùng lược đồ trình bày về những thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS theo dõi và ghi chép.
- Năm 1407 Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418: Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ Lê Lợi – Nguyễn Trãi lãnh đạo.
- Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hoá) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng càng mở rộng từ Thanh Hoá vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, đẩy quân Minh vào thế bị động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
- GV: rút ra vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS suy nghĩ và trả lời. - GV bổ sung, kết luận.
đập tan 10 vạn quân cứu viện khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đến cuối cuộc khởi nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
4. Củng cố
Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên. Hướng dẫn HS lập niên biểu cho cuộc kháng chiến XI – XV.
5. Dặn dò
Lập niên biểu của cuộc kháng chiến XI – XV theo mẫu:
Cuộc kháng chiến Thời gian Quân xâm lược Người chỉ huy Trận quyết chiến chiến lược
Tuần: 23 Ngày soạn: 27/12/2009 Tiết PPCT: 27 Ngày dạy: Theo TKB tuần 23
Bài 20 Bài 20
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘCXÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC
TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV TRONG CÁC THẾ KỶ X - XV I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hoá dân tộc, tiến lên.
- Trải qua các triều đại Đinh – Lê – Lý – Hồ – Lê sơ ở các thế kỷ X – XV, công cuộc xây dựng văn hoá được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hoá Đại Việt (còn gọi là văn hoá Thăng Long).
- Nền văn hoá Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hoá đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hoá tốt đẹp của dân tộc. - Giáo dục ý thức, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hoá.
3. Kỹ năng
- Quan sát, phát hiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌCII. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỷ X – XV. - Một số bài thơ, phú của các nhà văn học lớn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên?
2. Mở bài
Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hoá, nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X – XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.
3. Tổ chức dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢNI TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO I TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- Trước hết GV truyền đạt để HS nắm được: Bước sang thời kỳ độc lập trong bối cảnh có chủ quyền độc lập các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển.
- GV có thể đàm thoại với HS về Nho giáo để HS nhớ lại kiến thức, hiểu biết về nho giáo.
+ PV: Nho giáo có nguồn gốc từ dâu? Do ai sáng lập? Giáo lý cơ bản của Nho giáo là gì?
+ HS trình bày những hiểu biết của mình về Nho Giáo.
+ GV kết luận: Nho giáo lúc đầu cũng chưa phải lá một tôn giáo mà là một học thuyết của Khổng Tử (ở Trung Quốc). Sau này một đại biểu của nho học là Đông Trung Thư đã dùng thuyết âm dương dùng thần học để lý giải biện hộ cho những quan điểm của
- Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo, đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khổng Tử biến Nho học thành một tôn giáo (Nho giáo).
+ Tư tưởng quan điểm của Nho giáo: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường” trong đó Tam cương có 3 cặp quan hệ Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ.
Ngũ thường là: Nhân, nghĩa, lễ trí, tín (5 đức tính của người quân tử).
+ Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc bước sang thế kỷ phong kiến độc lập có điều kiện phát triển.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được sự phát triển của Nho giáo ở nước ta qua các thời đại Lý, Trần Lê Sơ.
- HS theo dõi SGK và phát biểu. - GV kết luận.
- GV có thể phát vấn: tại sao Nho giáo và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị nhưng lại không phổ biến trong nhân dân?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV lý giải: Những quan điểm, tư tưởng của Nho Giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe, vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
- GV đàm thoại với HS về đạo Phật: người sáng lập nguồn gốc giáo lý.
- GV yêu cầu với HS theo dõi SGK để thấy được sự phát triển của Phật Giáo qua các thời kỳ Lý – Trần – Lê sơ.
- HS theo dõi SGK và phát biểu. - GV bổ sung và kết luận.
- GV đánh giá vai trò của Phật giáo trong thế kỷ X – XV Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần phong kiến, Nhà nước phong kiến thời Lý coi đạo Phật là Quốc đạo…
- GV có thể giới thiệu sự phát triển của Phật giáo hiện nay, kể về một số ngôi chùa cổ.
- Thời Lý, Trần : Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi , sư sãi đông.
- Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.