III. NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
- Sau sự kiện Bôxtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 – 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
- Tháng 5 – 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập
+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa. + Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN
lần hai, chân dung Oa sinh tơn, nêu câu hỏi thu hút sự chú ý của HS.
Ông là ai? Em biết gì về ông?
Trong quá trình hướng dẫn HS thảo luận, cần chú ý nhấn mạnh tài thao lược quân sự của Oa sinh tơn (chỉnh đốn quân đội, thay đổi hình thức tác chiến…), đồng thời phân tích tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập đối với việc kích thích tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân thuộc địa (có thể liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945 của ta). Nhờ đó tình hình thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho nghĩa quân.
GV sử dụng sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà nước Mỹ. Giới thiệu Oa-sinh-tơn được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mỹ (năm bùng nổ cuộc Đại cách mạng Pháp 1789), thủ đô nước Mỹ giờ đây mang tên ông.
Hướng dẫn HS nhận thức ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ, từ đó rút ra tính chất của nó là một cuộc cách mạng tư sản.
huy quân đội.
+ Thông qua bảng Tuyên ngôn độc lập (4- 7-1776), tuyên bố thành lập hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
- Ngày 17-10-1777 chiến thắng Xaratôga tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
Kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành độc lập
- Theo hoà ước vécxai (9-1783) Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở bắc Mỹ.
- Năm 1787 thông qua Hiến Pháp củng cố vị trí Nhà nước Mỹ.
Ý nghĩa:
+ Giải phóng Bắc Mỹ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho CNTB phát triển ở Bắc Mỹ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở Châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mỹ La tinh.
4. Sơ kết bài học
GV hướng dẫn HS nhận thức vấn đề chủ yếu sau:
- Vì sao cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ nổ ra dưới hình thức một cuộc chiến tranh giành độc lập? - Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của cuộc cách mạng tư sản đó?
- Tổng kết nội dung trên, GV củng cố để HS hiểu rõ khái niệm cách mạng tư sản. So sánh cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ với cách mạng tư sản Hà Lan, cách mạng tư sản Anh để thấy sự đa dạng về hình thức của cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại.
Tuần: 29 + 30 Ngày soạn: 25/02/2010 Tiết PPCT: 39 +40 Ngày dạy: Theo TKB tuần 29+30
Bài 31 Bài 31
CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIIICÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
- Bài học giúp HS hiểu rằng, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản điển hình nhất thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Nó đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển ở Pháp, góp phần vào thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
- Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kỹ thuật phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌCII. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp.
- Tranh “Tình cảnh nông dân Pháp”, “Tấn công phá ngục Ba-xti” … (GV có thể lựa chọn tài liệu trực quan trong Encarta).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là cuộc cách mạng tư sản?
Câu hỏi 2: Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ?
Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh ảnh hưởng của cách mạng Mỹ đối với châu Mỹ và châu Âu, đặc biệt là đối với nước Pháp đang trong tình trạng “đêm trước của cách mạng”.