Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 125 - 126)

III. Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ X

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a) Pháp

Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ đứng thứ 2 Thế giới.

+ Bộ mặt Paris và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói vì sự phát triển của nền kinh tế Đức dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp.

- GV nêu câu hỏi: Cách mạng công nghiệp tác

động vào nông nghiệp như thế nào ?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Máy móc được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp: Máy cày, bừa, máy gặt, … Sử dụng phân hoá học → Năng suất thu hoạch tăng.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

- HS dựa vào vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.

- GV bổ sung chốt ý: Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

b) Đức

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh đạt kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: Máy móc cũng thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: Máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: Cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Hoạt động 1: cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Nêu hệ quả về kinh tế của Cách mạng công nghiệp?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:

+ Nâng cao năng suất lao động, làm khối lượng sản phẩm cho xã hội càng nhiều.

+ Bộ mặt các nước tư bản thay đổi do nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

- Bề kinh tế:

+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Hoạt động 2 : Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Ngoài hệ quả về mặt kinh tế, Cách mạng công nghiệp còn đem lại hệ quả về xã hội như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Hình thái giai cấp mới đó là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

- Tư sản công nghiệp nắm mọi tư liệu sản xuất và nắm quyền thống trị nước ngoài.

- Vô sản công nghiệp ngày càng đông đảo song đời sống của họ ngày càng cơ cực dẫn đến mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản không ngừng tăng lên làm bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh giai cấp.

- Về xã hội:

+ Hình thành 2 giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

4. Sơ kết bài học

Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi nêu ra ngay từ đầu giờ học: Những thành tựu của cách mạng công nghiệp, hệ quả của Cách mạng công nghiệp?

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w