PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 99 - 101)

Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân

- GV giảng tiếp: Trong bối cảnh vua, quan như vậy, đời sống của nhân dân ra sao?

- HS theo dõi SGK trả lời. - GV bổ sung chốt ý:

Minh hoạ: Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.

GV đọc bài vè của người đương thời nói về nỗi khổ của người dân trong sách hướng dẫn GV phần tư liệu tham khảo trang 126.

- GV phát vấn: Em nghĩ thế nào về đời sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỷ trước.

- GV có thể gợi ý: thời Lê sơ có câu ca: Thời vua Thái Tổ, Thái Tông… còn thời nhà Nguyễn đời sống của nhân dân ra sao?

- HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, kết luận. - HS nghe, ghi chép.

* Đời sống nhân dân:

- Dưới thời Nguyễn nhân dân phải chịu nhiều gánh nặng.

+ Phải chịu cảnh sưu cao, thuế nặng. + Chế độ lao dịch nặng nề.

+ Thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên.

→ Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.

⇒ Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ các cuộc đấu tranh.

Hoạt động 3: Cả lớp, Cá nhân

- GV có thể đặt vấn đề: Ở những thời kỳ trước chúng ta đã từng được chứng kiến những cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình phong kiến thường diễn ra ở mỗi thời đại, còn dưới thời Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta có đặc điểm gì khác với trước? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

- HS nghe, định hình mục tiêu học tập.

- GV yêu cầu HS tự đọc SGK tóm tắt những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính dưới thời Nguyễn.

- HS dựa vào SGK tự tóm tắt vào vở ghi những nét chính về phong trào.

- GV: Sau khi HS tự tóm tắt, GV yêu cầu một HS

II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

tự trình bày phần minh đã làm vào vở và gọi tiếp HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV đưa ra thông tin phản hồi của mình để giúp HS hoàn thiện phần tự học của mình thông tin phản hồi của GV có thể đưa lên trên máy chiếu hoặc viết vào khổ giấy Ao treo trên bảng.

- GV có thể đàm thoại HS về Phan Bá Vành và Cao Bá Quát:

+ Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở Bắc Kỳ, người làng Minh Giám (Vũ Thư – Thái Bình), giỏi võ. Năm 1821 – 1822 vùng Châu thổ Sông Hồng gặp đói lớn, trong khi đó Nhà nước phong kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc lột, nhân dân Nam Định, Thái Bình, Hải Dương bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng phát động khởi nghĩa.

Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hưởng ứng, khởi nghĩa lan rộng. Năm 1826 Minh Mạng huy động lực lượng đàn áp khởi nghĩa, vì vậy nghĩa quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1827 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng trà Lũ bị tàn phá.

+ Cao Bá Quát (1808 – 1855). Quê ở Phú Thuỵ – Gia Lâm – Hà Nội. Năm 1831 đổ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tố. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.

Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi “văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”. Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn đề cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.

Năm 1853, 1854 các tỉnh bắc Ninh, sơn tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh tru di 2 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt huỷ.

- HS nghe, ghi nhớ về những nhân vật Lịch sử.

- Nửa đầu thế kỉ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cucô5 khởi nghĩa. - Tiêu biểu:

+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam Hạ (Thái Bình) mở rộng ra hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.

+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hoà – Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng yên đến năm 18 bị đàn áp. + Năm 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do lê văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ → năm 1835 bị dập tắt.

Hoạt động 4: Cá nhân

- GV phát vấn: Qua những nét chính về phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn em rút ra đặc điểm của phong trào?

- Đặc điểm:

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

- HS dựa vào phong trào, so sánh trả lời.

- GV bổ sung, kết luận về đặc điểm của phong trào.

- HS nghe, ghi chép .

+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.

+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.

Hoạt động 5:

- GV giảng giải: Do tác động của phong trào nông dân và do tình hình chung của xã hội các dân tộc ít người đã nổi dậy đấu tranh.

- HS nghe, ghi nhớ về nguyên nhân các dân tộc nổi dậy đấu tranh là do:

+ Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w