Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước (cuối thế kỉ XVIII)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 84 - 85)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

- GV tiếp tục giới thiệu về tình trạng của chế độ phong kiến Đàng Trong: Trong khi chế độ phong kiến đàng Ngoài khủng hoảng thì ở Đàng Trong, năm 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã làm gì? Sự kiện này nói lên điều gì?

- HS nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời.

- GV giảng tiếp : 1744 chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta đứng trước nguy cơ bị chia làm 2 nước. Chính quyền Đàng Trong từ đó cũng lâm vào khủng hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Theo một giáo sĩ phương Tây lúc bấy giờ "gạo đắt như vàng, tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó tả, các xác chết chồng chất lên nhau". Phong trào nông dân bùng nổ ở Đàng Trong.

- GV kết luận: + HS nghe, ghi chép.

+ GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được diễn biến chính của phong trào nông dân Tây Sơn và vai trò của khởi nghĩa Tây Sơn.

+ HS theo dõi SGK phát biểu.

+ GV bổ sung, kết luận về những nét chính của phong trào Tây Sơn.

- GV có thể đàm thoại với HS về 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ: gốc họ Hồ, lớn lên gặp lúc Quốc phó Trương Thúc Loan chuyên quyền; nhân dân lầm than cực khổ. Ba anh em đã lên vùng Tây Sơn xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm 1771 cả 3 anh em đổi sang họ Nguyễn, dựng cờ chống Trương Thúc Loan, tại Tây Sơn – Bình Định. Khởi nghĩa phát triển dần thành phong trào nông dân rộng lớn, đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt các tập đoàn phong kiến thống nhất đất nước.

- HS nghe, ghi chép.

- GV dẫn dắt: Ngoài sự nghiệp thống nhất đất nước phong trào Tây Sơn còn đảm đương nhiệm vụ kháng chiến chống ngoại bang bảo vệ Tổ quốc.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w