Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 93 - 95)

nước, chính sách ngoại giao.

- Năm 1802 Nguyễn Anh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục trình bày: trong bối cảnh Lịch sử mới yêu cầu phải củng cố ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy sau khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức bộ máy Nhà nước.

- GV có thể dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng để chỉ các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc là Chấn Bắc Thành, từ Bình Thuận trở vào Nam là Chấn Gia Định Thành. Chính quyền trung ương chỉ quản lý trực tiếp từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng chấn có toàn quyền. Đó giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV tiếp tục trình bày kết hợp dùng bản đồ Việt Nam thời Minh Mạng, yêu cầu HS quan sát và nhận xét.

- HS quan sát lược đồ và nhận xét sự phân chia tình thời Minh Mạng.

- GV bổ sung chốt ý: Sự phân chia các tỉnh của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của 1 tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh mạng được đánh giá rất cao.

- HS nghe, ghi nhớ.

- GV trình bày tiếp về tổ chức Nhà nước thời Nguyễn.

- HS nghe, ghi chép.

- Phát vấn: so sánh bộ máy Nhà nước thời Nguyễn với thời Lê sơ, em có nhận xét gì?

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV bổ sung kết luận: Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy Nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

* Tổ chức bộ máy Nhà nước.

- Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực doanh (trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

- Tuyển chọn quan lại: ;thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày khái quát chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

- HS nghe, ghi chép.

- Phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn, mặt tích cực và hạn

* Ngoại giao:

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc) - Bắt Lào, Campuchia thần phục.

- Với phương Tây “đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ”.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH KIẾN THỨC CƠ BẢN

chế?

- HS suy nghĩ trả lời. - GV bổ sung, kết luận:

+ Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước Phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trạng lạc hậu và bị cô lập.

- HS nghe, ghi nhớ.

Hoạt động 3:

- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được những

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 (BAN CB) TRỌN BỘ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w